Vì sao Iran muốn thanh toán tiền bán dầu bằng đồng euro?

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Bijan Namdar Zanganeh vừa cho biết quốc gia Trung Đông này muốn nhận tiền bán dầu thô tại các thị trường quốc tế bằng đồng euro, chứ không phải bất kỳ đồng tiền nào khác.

Vì sao Iran muốn thanh toán tiền bán dầu bằng đồng euro?
Vi sao Iran muon thanh toan tien ban dau bang dong euro? - Anh 1

Nhân viên làm việc tại cơ sở hóa dầu Mahshahr ở tỉnh Khuzestan, tây nam Iran ngày 28/9/2011. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Iran đang muốn nhận hàng chục tỷ USD tiền bán dầu mà các khách hàng đang nợ Tehran bằng đồng euro và các hợp đồng mới cũng sẽ được thanh toán bằng đồng tiền chung châu Âu, nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Tháng 2/2016, một quan chức của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) tiết lộ rằng Iran sẽ sử dụng đồng euro làm phương tiện thanh toán cho các hợp đồng mua bán dầu thô với các đối tác quốc tế, trong đó có Tập đoàn dầu khí Total (Pháp), hãng lọc dầu Cepsa (Tây ban Nha) và Litasco, một công ty con của Tập đoàn Lukoil (Nga).

Cũng theo quan chức này, Iran đã thông báo cho các khách hàng còn nợ Tehran hàng tỷ USD rằng nước này muốn được thanh toán bằng đồng euro.

Ở thời điểm các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran chưa được bãi bỏ, Ngân hàng Trung ương Iran đã xây dựng chính sách liên quan đến giao dịch ngoại thương bằng đồng euro.

Quan chức của NIOC nhấn mạnh Iran muốn chuyển sang sử dụng đồng euro làm phương tiện thanh toán và hủy bỏ đồng USD vì các lý do chính trị./.

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.