Vì sao chúng ta phải chờ dài cổ mới mua được flagship của Sony?

Bạn có thể nhận thấy trong năm 2017 này, “độ trễ” giữa ngày ra mắt và ngày phát hành các sản phẩm chủ lực của Samsung, LG hay HTC lớn hơn hẳn so với trước đây.

Vì sao chúng ta phải chờ dài cổ mới mua được flagship của Sony?

Nửa đầu năm 2017 chứng kiến màn ra mắt của không ít “siêu phẩm” như Galaxy S8, LG G6. Tuy nhiên, có lẽ bạn đã nhận thấy khoảng cách giữa ngày sản phẩm được giới thiệu và lên kệ tăng lên rõ rệt, đặc biệt khi so với năm 2016.

Chẳng hạn, dù LG và HTC đều ra mắt sản phẩm trước Samsung vài tuần, thậm chí vài tháng, G6 lại chỉ được bán trước Galaxy S8 vài ngày. HTC U Ultra cũng chỉ có lợi thế nhỏ về ngày phát hành.

Trong khi đó, Sony Xperia XZ Premium chưa thể có mặt tại một số thị trường trước tháng 6, tức là hơn 3 tháng sau khi trình làng tại MWC. Vì sao người dùng lại phải chờ lâu như vậy?

Một nguyên nhân tiềm năng là do phần cứng khi ngày càng nhiều nhà sản xuất phải cạnh tranh nhau để có được nguồn cung hạn chế của màn hình QHD, công nghệ OLED, chip cao cấp, bộ nhớ và flash. Gom đủ các linh kiện để phát hành rộng rãi thiết bị trên toàn cầu dường như ngày càng khó khăn.

Dù vậy, chúng ta cũng chứng kiến trong lịch sử nhiều hãng xếp lịch bán sản phẩm theo khu vực, nhất là từ các thương hiệu Trung Quốc và điều đó làm giảm nhẹ vấn đề đi ít nhiều. Kể cả Samsung và LG, thường có tốc độ triển khai khá nhanh, cũng ưu tiên thị trường quê nhà trước khi mở rộng ra toàn cầu.

Tất nhiên, phát hành tại nhiều nơi đồng thời rất khó và tốn kém, yêu cầu phân phối, hỗ trợ và quan hệ nhà mạng trên nhiều vùng lãnh thổ. Đó là lý do vì sao nhiều thị trường được đón thiết bị trước nơi khác.

Tính toàn cầu hóa của thị trường ngày nay đồng nghĩa người dùng mong chờ độ trễ nhỏ hơn giữa các khu vực và ngành nhập khẩu smartphone cũng lớn hơn bao giờ hết. Do đó, các nhà sản xuất cũng chịu nhiều áp lực phải cung ứng nhiều sản phẩm hơn, khiến vấn đề trở nên trầm trọn.

Nói về đơn hàng phần cứng, con chip Snapdragon 835 của Qualcomm “hiếm có khó tìm” cũng gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất năm nay.

Do Samsung đã có được mẻ hàng đầu tiên, các đối thủ khác không thể có trong tay 835 trước nửa sau năm 2017. Với LG và HTC, họ phải đánh đổi bằng cách ra mắt thiết bị sớm hơn nhưng đồng nghĩa với việc không mạnh bằng của Samsung.

Sony ngược lại quyết tâm giới thiệu Xperia XZ Premium dùng chip 835 dù biết còn phải “xếp hàng” rất lâu. Xiaomi Mi 6 cũng ở tình thế tương tự và chưa biết ngày phát hành.

Họ buộc phải tung ra thứ gì đó chỉ để ngăn cản Samsung giành hết mọi sự chú ý trong nửa đầu năm 2017. Ngoài ra, họ lại được tiếng khi là người đầu tiên giới thiệu điện thoại dùng chip 835 ngay cả khi mất vài tháng nữa sản phẩm mới đến tay người dùng.

Hiện tượng đó không chỉ gắn với con chip di động. Thực tế, các hãng đua nhau để trở thành người đầu tiên trong nhiều thứ khác, từ màn hình QHD, 4K cho đến công nghệ camera kép.

Yêu cầu sở hữu công nghệ tiên tiến khuyến khích họ đi trước đối thủ dù họ biết mua sắm công nghệ như vậy không hề nhanh chóng. Dù lý do là gì, nó cũng dẫn đến hậu quả là người dùng phải chờ đợi mòn mỏi để mua được thiết bị mong muốn.

Quyết định đi trước đối thủ một bước không phải luôn mang hiệu ứng tích cực mà tiềm ẩn cả rủi ro. Khi giới thiệu một sản phẩm vài tháng trước khi bán, những háo hức quanh sản phẩm cũng dần đi xuống, các sản phẩm thay thế khác lại xuất hiện và người dùng đơn giản là chuyển sự quan tâm sang thứ mới mẻ hơn.

Tình trạng kéo dài càng lâu, họ càng tỏ ra hờ hững với các màn thông báo. Do đó, về dài hạn, nhà sản xuất có nguy cơ đánh mất lòng tin của khách hàng.

Có lẽ, chính sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi nhà sản xuất phải khác biệt so với người khác càng làm tình trạng trì trệ thêm căng thẳng.

Ai cũng biết khi bạn là người thứ hai, bạn không thể giành được nhiều lời tán dương và bàn tán như người đi đầu. Bên cạnh đó, nếu một tên tuổi lớn ra mắt thứ gì đó, bạn có thể cược rằng các hãng nhỏ hơn cũng sẽ ngay lập tức đưa ra công bố riêng dù người dùng phải chờ lâu hơn.

Động lực đó kết hợp với nguồn cung khan hiếm gây ra tình trạng chúng ta phải “chờ dài cổ” để mua được một smartphone đỉnh cao.

Theo ICT News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.