VCCA cùng CHIN-SU tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 22/12/2022, Lễ công bố Hành trình tìm kiếm giá trị Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đã diễn ra tại Khu du lịch Văn Thánh, TP HCM.

Đại diện VCCA trao giấy chứng nhận, cảm ơn cho các nghệ nhân tham gia sự kiện.
Đại diện VCCA trao giấy chứng nhận, cảm ơn cho các nghệ nhân tham gia sự kiện.

Nhãn hàng CHIN-SU là nhà đồng hành cùng Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam trong "Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam"

Với sứ mệnh bảo tồn, phát triển, nâng tầm nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, năm 2022, Hiệp hội Văn hóa và Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”.

Theo đó, với 3 giai đoạn của dự án, VCCA sẽ tiến hành khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam, là bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho biết: “Trong các giá trị văn hóa thì văn hóa ẩm thực có sức lan tỏa nhanh và rộng nhất, nhiều người chưa biết đến Việt Nam nhưng đã có thể biết đến ẩm thực Việt Nam ở chính tại quê hương của họ, qua đó họ mong muốn đến với đất nước Việt Nam.

Ẩm thực cũng giúp mọi người hiểu hơn về Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh mềm trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia với thế giới. Thêm một điều nữa cũng rất quan trọng đó là giá trị kinh tế, ẩm thực thúc đẩy sự tiêu thụ các nông thủy sản thế mạnh của Việt Nam chúng ta”.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch VCCA và bà Nguyễn Hoàng Yến- Phó Chủ tịch VCCA tặng hoa, quà cảm ơn cho các cụm trưởng các miền và ban tư vấn đề án

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch VCCA và bà Nguyễn Hoàng Yến- Phó Chủ tịch VCCA tặng hoa, quà cảm ơn cho các cụm trưởng các miền và ban tư vấn đề án

Hành trình tìm kiếm giá trị Văn hóa Ẩm thực Việt Nam sau 6 tháng triển khai đã thu thập được dữ liệu của 421 món ẩm thực do Sở Du lịch, Sở Văn hóa thể thao, các Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực, Trung tâm xúc tiến du lịch của 60 tỉnh thành đề cử. Các cụm Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực 3 miền Bắc, Trung, Nam với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia ẩm thực, văn hóa đã sàng lọc ra 165 món ăn vượt qua vòng sơ khảo.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đinh Hồng Vân - Giám đốc cấp cao ngành hàng gia vị, đại diện đơn vị đồng hành cho biết: “Masan Consumer là đối tác chiến lược đồng hành với Hiệp Hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam lâu dài để phát hiện và giới thiệu các món ngon ra khắp Việt Nam và thế giới. Công ty cũng mong muốn cùng Hiệp Hội Văn Hoá Ẩm Thực Việt Nam phát triển các món ngon khắp vùng miền trở thành các ngành hàng kinh doanh, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nội địa”.

Hương vị khó quên của Bún cá Hải sản đến từ Sơn Trà, Đà Nẵng.

Hương vị khó quên của Bún cá Hải sản đến từ Sơn Trà, Đà Nẵng.

Trong giai đoạn tiếp theo của Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024”, VCCA sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu văn hóa ẩm thực Việt Nam với mục tiêu tìm ra 1.000 món ẩm thực tiêu biểu theo các tiêu chí trên trong năm 2023.

Các dữ liệu này sẽ được sử dụng để hoàn thiện “Bản đồ ẩm thực Việt Nam” vào năm 2024, tiến tới xây dựng “Bảo tàng ẩm thực Việt Nam” theo định hướng thực tế ảo 3D và Bảo tàng Ẩm thực thực tế phục vụ du khách tham quan trong và ngoài nước trong tương lai, góp phần đưa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia.

Nhãn hàng CHIN-SU đồng hành cùng chương trình

Nhãn hàng gia vị CHIN-SU - sản phẩm của Công ty Masan Consumer là nhà đồng hành cùng Hiệp Hội Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam trong "Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam". Ra đời từ năm 2002, với 20 năm đồng hành cùng căn bếp gia đình Việt, CHIN-SU đã trở thành cái tên quen thuộc gắn liền với hàng triệu bữa ăn ngon của gia đình.

Đồng hành trong hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, CHIN-SU mong muốn sẽ góp phần thăng hoa hương vị cho các món ăn ở mỗi vùng miền, lan tỏa niềm tự hào về nền văn hóa ẩm thực đặc sắc mà cả thế giới trân trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.

Tổng kho Bia Leffe giá rẻđịa chỉ quán gà bó xôi Bộ nồi nấu bếp từ của đức giá tốtNhà hàng Paris Garden Khám phá https://foodvietnamese.com/ Quang Huy sản xuất thiết bị bếp công nghiệp giá rẻ