Theo các chuyên gia, uống sữa ở các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể:
Buổi sáng: Theo các chuyên gia, bạn nên tránh uống sữa vào buổi sáng bởi nó sẽ gây nặng bụng, khó tiêu và khiến cơ thể của bạn trở nên uể oải.
Buổi tối: Uống sữa vào buổi tối là thời điểm tốt nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là người già. Nó giúp loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và cho bạn một giấc ngủ ngon.
Sữa có chứa rất nhiều canxi và do mức độ hoạt động thấp vào ban đêm, canxi dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, việc uống một ly sữa vào buổi tối sẽ giúp hệ xương phát triển, giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả.
Sữa ấm có thể giúp thư giãn cơ thể, hỗ trợ giấc ngủ và trị táo bón. Tuy nhiên nếu uống sữa lạnh vào ban đêm hay kết hợp với những thực phẩm không phù hợp như dưa, chuối có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, ho và dị ứng.
Nên uống sữa ấm sau bữa ăn thay vì uống trong bữa ăn bởi nó sẽ gây khó tiêu. Đặc biệt nên tránh uống sữa trong các trường hợp như bị giun, tiêu chảy, sốt hoặc dị ứng da.
Uống sữa với chocolate: Sữa lỏng cộng thêm chocolate sẽ khiến canxi trong sữa và axit oxalic phản ứng với nhau hình thành hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể.
Dùng lâu dài sẽ gây thiếu canxi, tiêu chảy, trẻ chậm phát triển, tóc khô, dễ gãy xương và tăng tỷ lệ sỏi thận.
Uống sữa ăn trứng: Các chuyên gia chỉ ra uống sữa và ăn trứng vào bữa sáng chỉ cung cấp nhiều chất đạm chứ không đủ năng lượng.
Thực tế qua một đêm ngủ dài năng lượng đã bị tiêu hao hết, vì vậy cơ thể cần một bữa sáng nhiều năng lượng.
Khảo sát cho thấy hiện nay có hơn 9% trẻ em chỉ uống sữa và ăn trứng vào buổi sáng, như thế sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng.
Uống sữa ăn cháo: Các nhà khoa học khuyến cáo cách ăn uống này không khoa học mà phải dùng riêng từng loại thực phẩm sẽ tốt hơn
Uống sữa pha nước cam hoặc chanh: Axit gặp protein trong sữa sẽ khiến cho protein bị biến tính, làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein.
Uống thuốc với sữa: Sữa có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc, khiến cho nồng độ thuốc trong máu thấp, hơn nữa làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể.
Vì vậy, tốt nhất không nên uống sữa trước và sau khi uống thuốc một tiếng đồng hồ.
Uống sữa càng đặc càng tốt: Sữa quá đặc có nhiều bột sữa và ít nước nên nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn bình thường. Uống sữa quá đặc có thể bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn, thậm chí xuất huyết đường ruột cấp tính.
Nếu biết uống sữa đúng lúc, đúng cách, cơ thể bạn sẽ được bổ sung một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để tăng cường sức khỏe.