Ứng dụng VNeID có thay thế được căn cước công dân trong thi tuyển lớp 10 TPHCM?

GD&TĐ - Thí sinh TPHCM quên căn cước công dân trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ được linh động giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi được dự thi.

Học sinh TPHCM thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023.
Học sinh TPHCM thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023.

Chiều 4/6, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, với các trường hợp thí sinh quên căn cước công dân trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các điểm thi sẽ linh động giải quyết từng trường hợp cụ thể, đảm bảo quyền lợi được dự thi của thí sinh. Theo đó, thí sinh có thể bổ sung căn cước công dân vào buổi thi kế tiếp.

“Ứng dụng VNeID nằm trên thiết bị điện thoại di động. Do đó, nếu cho phép thay thế căn cước công dân bằng ứng dụng VNeID đồng nghĩa nhiều thí sinh sẽ mang điện thoại di động vào phòng thi, từ đó khiến nguy cơ vi phạm quy chế thi rất cao”, ông Lê Hoài Nam cho biết.

Theo quy định, thí sinh cần mang theo phiếu báo danh có dán hình, giấy khai sinh (bản photo không cần công chứng) để đối chiếu hồ sơ, thẻ học sinh hoặc thẻ bảo hiểm y tế hoặc căn cước công dân gắn chip.

Nếu thí sinh bị mất một trong các loại giấy tờ trên hoặc phát hiện sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên,… phải báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc người làm nhiệm vụ tại điểm thi để xử lý kịp thời.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay có 1.328 học sinh được tuyển thẳng lớp 10 công lập.

Trong đó, có 145 học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về thể dục thể thao; 100 học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về thể dục thể thao thuộc danh mục của Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM; 6 học sinh đạt giải cấp quốc gia về văn hóa; 100 học sinh khuyết tật thể chất và 977 học sinh khuyết tật trí tuệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.