Các ngành đón đầu xu thế công nghệ được thí sinh quan tâm

GD&TĐ - Những ngành có tính cạnh tranh cao như CNTT, ô tô, điện tử, nông nghiệp công nghệ cao… được thí sinh quan tâm trong các chương trình tư vấn tuyển sinh vừa diễn ra tại Quảng Nam và Đà Nẵng vào 2 ngày cuối tuần.

Thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam băn khoăn về hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến hay trực tiếp
Thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam băn khoăn về hình thức đăng ký xét tuyển trực tuyến hay trực tiếp

Cơ hội việc làm

Thông tin đến HS và phụ huynh tham gia buổi Tư vấn – Hướng nghiệp tại Quảng Nam, bà Lê Thị Ngọc Anh – Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cho biết: Tỉnh rất cần lao động kỹ thuật, tay nghề cao. Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030, công nghiệp cơ khí, du lịch – dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính sẽ là những ngành nghề mũi nhọn của tỉnh.

“Khu công nghiệp Đông nam huyện Thăng Bình thu hút các dự án đầu tư theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Một hướng phát triển mới là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thực phẩm, cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến. Vì vậy, tỉnh cần một lượng lớn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao” – bà Ngọc Anh gợi ý cho các HS lớp 12 đang chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.

Trong định hướng phát triển kinh tế đến năm 2030 của Quảng Nam, Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ là động lực, trọng điểm của miền Trung và cả nước. Theo đó, sẽ tiếp tục thu hút phát triển công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, khí điện, hóa dầu, dịch vụ tài chính, hậu cần cảng và logistics gắn với sân bay Chu Lai; phát triển công nghiệp may và hỗ trợ ngành may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ.

Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương luôn được thí sinh quan tâm trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH
Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương luôn được thí sinh quan tâm trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH

Trong thời gian qua, các ngành đón đầu xu thế  như công nghệ thông tin, công nghệ - kỹ thuật ô tô, điện lạnh, điện tử viễn thông luôn là những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển cao.

Cung cấp thêm thông tin về ngành hot cũng nhu cầu nguồn nhân lực sắp tới của địa phương, PGS.TS Vũ Thị Phương Anh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam chia sẻ: “Ngoài các ngành liên quan đến ô tô, CNTT thì ngành bảo vệ thực vật cũng có nhu cầu tuyển dụng cao. Hiện nay, Công ty sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp Thaidi – công ty con của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã tuyển dụng nhiều lao động trong ngành này và các cơ sở nông nghiệp công nghệ cao cũng có nhu cầu cao về nhân lực".

Đăng ký trực tuyến hay trực tiếp?

Ngoài quan tâm đến các ngành học hot cả đầu vào và đầu ra, thí sinh Quảng Nam và Đà Nẵng còn bày tỏ sự băn khoăn trong lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng – Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, như dự thảo quy chế tuyển sinh năm nay, ngoài đăng ký hồ sơ xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến.

Với đăng ký trực tuyến, ngoài phần giấy đã nộp, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần trong thời gian do Bộ GD&ĐT quy định. Nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng giấy, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần sau khi đăng ký. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được điều chỉnh bằng hình thức trực tuyến.

Để quyết định chọn hình thức đăng ký xét tuyển online hay bằng giấy, thí sinh cần tham khảo thêm thông tin từ các cơ sở giáo dục đại học mà mình dự định nộp hồ sơ. Ví dụ như, ĐH Đà Nẵng chỉ nhận hồ sơ đăng ký trực tuyến. “Hai phương thức đăng ký này đều đảm bảo công bằng cho thí sinh vì đây mới chỉ là bước 1 để đăng ký ban đầu. Thí sinh còn có thời điểm thứ 2 nữa là điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi THPT” – TS Hùng thông tin.

Liên quan đến hình thức đăng ký xét tuyển, TS Nguyễn Công Hào – Trưởng ban đào tạo và công tác SV Đại học Huế chia sẻ: “Một kinh nghiệm có thể sử dụng trong hình thức đăng ký online là khi hệ thống ghi nhận đã thành công thì các em có thể chụp lại màn hình. Đây được xem như là một mình chứng trong trường hợp cơ sở dữ liệu của Bộ không cập nhật kịp hoặc có sự trục trặc kỹ thuật đường truyền”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.