Tương quan lực lượng trên bán đảo Triều Tiên

Tương quan lực lượng trên bán đảo Triều Tiên

(GD&TĐ) - CHDCND Triều Tiên đã triển khai tên lửa đạn đạo có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trọng yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương. Bình Nhưỡng đã đóng cửa khu công nghiệp Kaesong, đoạn tuyệt với Hàn Quốc. Đáp lại những động thái trên, Mỹ đã điều đến Hàn Quốc một tiểu đoàn chống phóng xạ  và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Guam. Khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã bước vào giai đoạn “tiền chiến tranh”. 

Thông tin về việc CHDCND Triều Tiên triển khai tên lửa đạn đạo dọc bờ biển phía đông của nước này đã được các phương tiện truyền thông trích nguồn từ tình báo Mỹ và Hàn Quốc đưa tin. Qua phân tích ảnh hàng không, loại tên lửa “Musudan” có tầm bắn 3-4 ngàn km đã được Bình Nhưỡng đưa vào vị trí sẵn sàng khai hoả. Trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Seoul, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin cho biết, tầm hoạt động của tên lửa Musudan không đủ để tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ, nhưng có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một động thái coi như chuẩn bị cho chiến tranh là CHDCND Triều Tiên rút toàn bộ 53 ngàn công nhân sau khi tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong nằm cách khu giới tuyến giữa hai miền 12 km về phía bắc. Khu công nghiệp chung này được coi là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên trong những năm qua. Khu công nghiệp gồm 123 nhà máy lớn nhỏ, nơi làm việc của gần 900 kỹ sư, chuyên gia người Hàn Quốc. Với công nhân người Hàn Quốc, Bình Nhưỡng yêu cầu họ rời khỏi khu công nghiệp Kaesong trước ngày 10/4.

Tên lửa tầm trung Musudan của CHDCND Triều Tiên
Tên lửa tầm trung Musudan của CHDCND Triều Tiên

Căng thẳng lên đến cực độ khi ngày 4/4, CHDCND Triều Tiên tuyên bố rằng quân đội nước này đã duyệt các kế hoạch tấn công hạt nhân vào Mỹ và chiến tranh có thể xảy ra nay mai.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có chiến tranh?

Xét về tương quan lực lượng giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, các nhà phân tích cho rằng, không kể vũ khí hạt nhân, vũ khí thông thường của CHDCND Triều Tiên có thể vượt trội hơn vũ khí của Hàn Quốc về số lượng các loại, nhưng lạc hậu hơn về tính năng kỹ chiến thuật. Đa phần vũ khí của Bình Nhưỡng là do Liên Xô chế tạo.

Trước hết về dân số, CHDCND Triều Tiên hiện có 24.457.492 người.

Hàn Quốc- 48.754.657 người.

Lực lượng vũ trang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu: CHDCND Triều Tiên- 1.190.000 người; Hàn Quốc- 655.000 người.

Lực lượng bán vũ trang: CHDCND Triều Tiên- 189.000 người; Hàn Quốc- 4500 người

Quân dự bị: CHDCND Triều Tiên- 600.000 người; Hàn Quốc- 4.500.000 người

Lực lượng bán vũ trang dự bị: CHDCND Triều Tiên- 5.700.000 người; Hàn Quốc- 3.000.000 người.

Về vũ khí, khí tài:

Xe tăng hạng nặng: CHDCND Triều Tiên- hơn 3500; Hàn Quốc- 2414

Xe tăng hạng nhẹ: CHDCND Triều Tiên- hơn 560; Hàn Quốc- 0

Xe bọc thép: CHDCND Triều Tiên- 2500; Hàn Quốc- 2945

Pháo binh: CHDCND Triều Tiên- 21.000; Hàn Quốc- 11.030.

Máy bay trực thăng chiến đấu: CHDCND Triều Tiên- 0; Hàn Quốc- 457.

Tàu ngầm: CHDCND Triều Tiên- 72; Hàn Quốc- 23.

Tàu chiến: CHDCND Triều Tiên- 3; Hàn Quốc- 28.

Tàu tuần tra: CHDCND Triều Tiên- 383; Hàn Quốc- 110.

Tàu vận tải quân sự: CHDCND Triều Tiên- 24; Hàn Quốc- 10.

Tàu đổ bộ: CHDCND Triều Tiên- 10; Hàn Quốc- 47.

Tàu hộ tống: CHDCND Triều Tiên- 23; Hàn Quốc- 24.

Máy bay ném bom: CHDCND Triều Tiên- 80; Hàn Quốc- 0.

Máy bay chiến đấu: CHDCND Triều Tiên- 523; Hàn Quốc- 462.

Máy bay trinh sát: CHDCND Triều Tiên- 0; Hàn Quốc- 41.

Máy bay vận tải: CHDCND Triều Tiên- 217; Hàn Quốc- 33.

Máy bay luyện tập: CHDCND Triều Tiên- 215; Hàn Quốc- 193.

Máy bay trực thăng chiến đấu: CHDCND Triều Tiên- 302; Hàn Quốc- 49.

Máy bay không người lái: CHDCND Triều Tiên- 0; Hàn Quốc- 103.

Đầu đạn hạt nhân: CHDCND Triều Tiên- khoảng 12-23; Hàn Quốc- 0.

Nguồn: Báo cáo The Military Balance 2012 (IISS); Đánh giá lượng plutonium và uralium dự bị của CHDCND Triều Tiên (ISIS, 2012).

Duy Long (TH)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ