Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: Hướng tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn mới

GD&TĐ - Trong 4 ngày từ 4 đến 7/11/2021, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tổ chức Hội thảo quốc tế về Kỹ thuật cơ khí tiên tiến, tự động hóa và phát triển bền vững năm 2021.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:  Hướng tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn mới

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên trong và ngoài nước  trao đổi quan điểm, kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực cơ khí, tự động hoá và phát triển bền vững, đồng thời mở rộng mối quan hệ hợp tác phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng.

Tới dự có GS.TS. Bành Tiến Long – Nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo – Tổng biên tập Tạp chí Khoa học. PGS.TS Bùi Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học SPKT Hưng Yên, PGS.TS Chu Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và hàng trăm đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên, các chuyên gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:  Hướng tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn mới ảnh 1

PGS.TS Bùi Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học SPKT Hưng Yên cho biết: “Hội thảo là cơ sở tham khảo rất tốt cho các nhà quản lý như chúng tôi trong việc tập trung đào tạo theo hướng cải tiến, làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn tới”.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:  Hướng tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn mới ảnh 2

Hướng tới doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo, nhiều báo cáo đóng góp của các chuyên gia xoay quanh các vấn đề như:

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:  Hướng tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn mới ảnh 3

Đối với KH&CN: Đẩy mạnh kết nối giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển các công nghệ sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm cơ khí trọng điểm, chủ lực. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ cao, công nghệ ưu tiên phát triển, công nghệ khuyến khích chuyển giao thuộc ngành cơ khí đã được phê duyệt trong đó ưu tiên phục vụ phát triển các lĩnh vực như công nghệ vật liệu mới; công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt; công nghệ chế tạo khuôn mẫu chính xác cao, máy công cụ, vật liệu phụ trợ, máy nông nghiệp, ô tô và phụ tùng cơ khí, giao thông đường sắt, thép hợp kim có tính năng đặc biệt, cơ khí chính xác và tự động hóa; công nghệ chế biến và bảo quản;…

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên:  Hướng tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực cơ khí trong giai đoạn mới ảnh 4

Trường ĐH SPKT Hưng Yên:

- Quy mô đào tạo khoảng 10 nghìn sinh viên, học viên với  22 ngành đào tạo đại học với 40 chuyên ngành, 08 chuyên ngành thạc sĩ và 02 chuyên ngành tiến sĩ, 05 ngành đào tạo văn bằng hai.

- Thế mạnh: Công nghệ cơ khí; Công nghệ tự động hóa; Công nghệ robot; Công nghệ thông tin; Công nghệ vật liệu, vật liệu nano; Công nghệ hóa học và xử lý môi trường; Công nghệ dạy học.

Đối với Doanh nghiệp cơ khí: Nhận thức đúng vai trò của khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu từ đó định hướng các công nghệ cần tập trung nghiên cứu, phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện của doanh nghiệp.

Khẩn trương rà soát, hình thành và vận hành có hiệu quả Quỹ hoạt động khoa học và công nghệ tại các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa lĩnh vực cơ khí tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tăng cường kết nối với các nhà khoa học tại các Viện, trường, tổ chức nghiên cứu trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trường ĐH SPKT Hưng Yên:

- Giai đoạn 2015-2021 có tổng số 432 đề tài KHCN các cấp, trong đó có 05 đề tài KHCN cấp Nhà nước (Đề tài thuộc quỹ Nafosted), 15 đề tài KHCN cấp Bộ và 400 đề tài KHCN cấp trường. Gần 1300 bài với 270 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế (trong đó số lượng bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI tăng nhanh, nhất là trong năm học 2020-2021 với 60 bài báo), 660 bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước, 150 bài báo cáo tại các Hội thảo quốc tế và gần 200 báo cáo tại Hội thảo trong nước.

- Hoạt động NCKH trong sinh viên của Nhà trường cũng đạt được nhiều thành tích tiêu biểu như: Vô địch cuộc thi Robot Châu Á – Thái Bình Dương năm 2015, Giải Nhất cuộc thi Nhà Sáng tạo trẻ với Intel Galileo 2015, 1 Huy chương Bạc Triển lãm quốc tế dành cho Nhà sáng tạo trẻ năm 2019, 1 giải Ba Giải thưởng SV NCKH cấp bộ năm 2020, 10 giải thưởng cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Hưng Yên cùng rất nhiều giải các cuộc thi Olympic khác nhau…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cờ Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc Kharkov

Cờ Nga tung bay ở Kharkov

GD&TĐ - Lá cờ của Liên bang Nga được nhìn thấy kéo lên ở khu vực Kotlyarovka thuộc vùng Kharkov hôm 4/5/2024.
Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.