Trung Quốc đang cố gắng mua tất cả khí đốt trên khắp hành tinh

GD&TĐ - Trung Quốc đang tích cực mua LNG khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, và thực sự không có dấu hiệu nào cho thấy họ đang chậm lại trong quá trình này.

Trung Quốc đang cố gắng mua tất cả khí đốt trên khắp hành tinh

Trung Quốc mới đây đã ký một thỏa thuận để mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ, cụ thể công ty Zhejiang Energy đã đồng ý một hợp đồng kéo dài 20 năm với Mexico Pacific.

Nhà máy này đặt tại Mexico nhưng sẽ sử dụng khí đốt của Mỹ để sản xuất LNG. Các công ty Trung Quốc chấp thuận ký hợp đồng mua LNG dài hạn hơn so với nhiều quốc gia khác, đây là chìa khóa dẫn tới thành công.

Nhưng nhà báo Steven Stapczynski của tờ Bloomberg có một câu hỏi chính đáng: Tại sao Trung Quốc cần nhiều khí đốt như vậy? Rốt cuộc, thậm chí theo tất cả các hợp đồng, khối lượng cung cấp đang vượt quá nhu cầu tương lai.

Trung Quốc đang tích cực mua LNG, nhưng đồng thời cũng nhận một lượng lớn khí đốt từ Nga thông qua các đường ống. Có vẻ như Bắc Kinh sẽ mua gần như toàn bộ khí đốt trên hành tinh, được sản xuất trên tất cả các lục địa.

Trung Quốc đang mua khí đốt vượt quá nhu cầu bản thân trong tương lai.

Trung Quốc đang mua khí đốt vượt quá nhu cầu bản thân trong tương lai.

Theo Bloomberg, trên thực tế, Bắc Kinh đang theo đuổi một chính sách "mua trên giấy", tức là một hợp đồng đã ký vẫn chưa phải sự đảm bảo cho việc thực hiện nó. Trung Quốc vẫn chỉ nhận được khối lượng "nguyên liệu sống" chủ yếu từ Nga.

Trong tất cả trường hợp khác, ngoại trừ số hàng hóa giao theo lô nhỏ, được thực hiện bởi các hãng vận chuyển khí đốt hiện nay (mức nhập khẩu thấp hơn so với năm 2021), nhiều doanh nghiệp hiện mới chỉ đồng ý về việc giao hàng trong tương lai "trên giấy".

Những thỏa thuận trên giấy tờ này như một sự dự phòng khi thị trường trở nên khó khăn hơn, nhằm cố gắng yêu cầu thực hiện hợp đồng trong trường hợp không được đảm bảo về nguồn cung cấp nguyên liệu.

Do vậy có thể trong 5 năm tới, khi khối lượng khí đốt không còn dồi dào như hiện nay, Trung Quốc sẽ yêu cầu thực hiện hợp đồng trên thực tế, hoặc giao dịch chúng như tài sản, nhượng lại phần thặng dư; hoặc họ cũng có thể tìm một lý do nào đó để hủy bỏ nếu tình hình bất ngờ thay đổi.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ