Một số cư dân thành phố Fukushima đã quay trở lại nơi từng được coi là căn nhà quen thuộc trước khi tai nạn hạt nhân xảy ra. Tại đây, họ cùng nhiếp ảnh gia thực hiện bộ ảnh đầy cảm xúc.
Đã hơn 5 năm trôi qua, kể từ ngày Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất sóng thần vào tháng 3/2010. Khi ấy, nhà máy Fukushima Daiichi phải đóng cửa vì tai nạn rò rỉ hạt nhân. Kể từ khi thảm họa xảy ra đã khiến hơn 80.000 người dân sống quanh khu vực Fukushima phải rời bỏ quê hương bản xứ đến sinh sống ở vùng đất mới.
Trong bộ ảnh “Hồi tưởng về những bước chân”, hai nhiếp ảnh gia người Pháp Carlos Ayesta và Guillaume Bression đã mời một số cư dân thành phố trong số 80.000 người, trở lại quê hương, nơi từng gắn bó một phần máu thịt của họ, cùng ghi lại những khoảnh khắc khó quên nhất.
Những người trở về đã tìm thấy một thế giới hoàn toàn khác lạ không thể nhận ra so với tưởng tượng trước đó. Khung cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố ma sau hơn 5 năm vắng bóng người.
“Chúng tôi nhờ một số cư dân cũ từng sống quanh khu vực Fukushima tham gia bộ ảnh này. Chúng tôi tới chụp tại những khu vực không được phép hoặc hạn chế ra vào”.
“Khi đối diện với máy ảnh, họ được yêu cầu hoạt động như bình thường càng tốt. Ý tưởng đằng sau những hình ảnh gần như siêu thực này để kết hợp giữa điều bình thường và bất bình thường. Thực tế của tai nạn hạt nhân mang lại cho ta những hình ảnh chân thực”, nhiếp ảnh gia người Pháp chia sẻ.
Midori Ito trong một siêu thị bỏ hoang ở Namie. Không có gì thay đổi kể từ khi thảm họa xảy ra. Trên bảng hiệu, thậm chí bạn vẫn nhìn thấy dòng chữ “thực phẩm tươi” bằng tiếng Nhật. Sau thảm họa, Midori Ito sơ tán tới Minami Aizu vì nguy cơ sức khỏe liên quan tới phóng xạ. Cuối cùng, bà trở lại sống cùng con mình tại thành phố Koriyama, cách nhà máy chừng 60 km.
Rieko Matsumotoes trong một tiệm giặt là ở Namie. Cô vốn là chuyên gia tư vấn dinh dưỡng.
Kanoko Sato trong một phòng tập thể dục tại trường học ở Ukedo – nơi từng bị sóng thần phá hủy. Cô chia sẻ: “Nếu không tham gia dự án này, sẽ chẳng bao giờ tôi tận mắt nhìn thấy được vùng đất này nữa. Mặc dù sống ở Koriyama cách đây không xa, nhưng tôi không thể hình dung nó bị tàn phá đến vậy”.
Shigeko Watanabe điều hành một công ty in ấn nhỏ ở Namie. Không bao giờ bà quay trở lại mảng kinh doanh này nữa. “Tôi nghĩ việc khử độc là vô nghĩa vì chẳng còn ai quay về đây nữa. Chỉ những người đàn ông cho rằng, họ sẽ quay lại. Còn phụ nữ chúng tôi mạnh mẽ hơn để đối mặt với sự thật này. Chính phủ đang kêu gọi chúng tôi quay về, nhưng với tôi, thị trấn Namie sẽ bị phá hủy”.
Katsuyuki Yashima đang ngồi trong căn xưởng của mình. Vào thời điểm tai nạn xảy ra, ông và vợ đang điều hành căn xưởng 15 nhân viên. Xưởng của ông sẽ không mở cửa trở lại nữa, và ông cũng không cho rằng những người thợ sẽ quay về, cho dù Namie mở cửa trở lại chăng nữa. “Trong 10 năm nữa, Namie sẽ là thị trấn ma”. Theo khảo sát, chỉ 20 % cư dân Namie muốn quay lại. Trong những năm qua, nhiều người đã ổn định cuộc sống ở nơi khác.
Yasushi Ishizuka đang ở khu vui chơi tại thành phố Tomioka. Tòa nhà bị ảnh hưởng nặng nề do động đất và vẫn bị bỏ hoang.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Thật may mắn, con người chúng tôi từ lâu đã học cách cùng chung sống với bạn bằng cách sáng chế ra nhiều thiết bị, đồ vật để giữ ấm cho cơ thể.
GD&TĐ - Tối 14/12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024).