Các nhà sản xuất máy móc cơ khí lớn của Nhật Bản như Komatsu Ltd và Fanuc Corp đã tập trung lại trong đầu tháng này tại triển lãm điện tử gần Tokyo để giới thiệu những công nghệ mới nhất trước sự vắng mặt của một số công ty điện tử khổng lồ như Sony Corp.
Công ty từ các ngành công nghiệp phi công nghệ khác cũng tham gia Triển lãm kết hợp công nghệ tiên tiến, còn được biết đến với tên gọi là CEATEC - triển lãm thương mại điện tử lớn nhất châu Á để tìm đối tác từ nhiều ngành khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay như khủng hoảng lao động thông qua công nghệ A.I và Internet vạn vật.
“Cần có nhiều đầu tư hơn để khởi động các biện pháp tiết kiệm lao động trong thời điểm càng ngày càng nhiều công ty ở các ngành khác nhau phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Điều này đa, đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và tình hình sẽ còn tiếp tục tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng lao động đang giáng 1 đòn nặng nề lên các công ty, doanh nghiệp cỡ nhỏ và trung bình hơn là các công ty lớn. Với chi phí lao động và nhu cầu đầu tư đồng loạt tăng, gánh nặng trên vai các công ty nhỏ là rất lớn. Chính phủ cũng cần có những biện pháp hỗ trợ họ trong khía cạnh này” - Junichi Makino, Trưởng đại diện kinh tế của Tập đoàn SMBC Nikko Securities Inc, trao đổi.
Những năm gần đây, Komatsu là công ty tiên phong trong việc phát triển các công trường xây dựng tự động không người điều khiển. Họ từng triển khai một dự án thử nghiệm sử dụng xe tải không người lái ở một mỏ quặng của Úc năm 2008.
“Phát triển một công trường tự xây dựng trong tương lai không phải là ước mơ xa vời. Đây là những gì mà chúng tôi đang hướng tới. Mục tiêu này sẽ trở nên khả thi với các nhân viên vận hành từ xa” - Giám đốc điều hành Komatsu, Tetsuji Ohashi tuyên bố trong bài phát biểu quan trọng tại CEATECT, đồng thời ông hứa sẽ nỗ lực tăng tốc độ phát triển thiết bị xây dựng tự động.
Ngành xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn khủng hoảng lao động. Với số lượng công nhân lành nghề nghỉ hưu và nhu cầu tái xây dựng cơ sở hạ tầng ở quốc gia dễ bị thiên tai như Nhật Bản ngày càng gia tăng, nhiều nhà thầu đang đặt toàn bộ hy vọng vào A.I và các công nghệ khác để giải quyết tình trạng thiếu lao động, theo các nhà phân tích cho biết.
CEO của Komatsu cho biết ngành xây dựng sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu 1,28 triệu nhân lực lao động trong năm 2026 hoặc khoảng 1/3 số lượng cần thiết. Ông nói thêm rằng 94% các công ty xây dựng quy mô nhỏ tại Nhật Bản có số lượng nhân viên chỉ từ 10 người trở xuống.
Với cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư xoay quanh Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot và dữ liệu lớn truyền tải tốc độ cao, “chìa khóa cho sự tăng trưởng là liệu các công ty có thể nâng cao năng suất bằng các công nghệ mới hay không” - Takuji Aida, kinh tế gia tại Societe Generale Securities lưu ý.