TP.HCM: Nhiều đề tài có tính ứng dụng cao tại cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2019-2020

TP.HCM: Nhiều đề tài có tính ứng dụng cao tại cuộc thi KHKT cấp thành phố năm học 2019-2020

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2019 - 2020 thành phố có 187 đơn vị tham gia trong đó có 60 trường THPT và 127 trường THCS với 786 đề tài tăng 200 đề tài so với năm học 2019 - 2020. Sau 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, ban tổ chức đã chọn được 52 đề tài tham dự phòng thi vòng chung kết cấp thành phố. 

Vòng chung kết sẽ tiến hành chấm và chọn ra 4 dự án tốt nhất để tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia năm học 2019 - 2020 do Bộ GD&ĐT tạo tổ chức.

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh tham gia vòng chung kết KHKT cấp TP
 Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh tham gia vòng chung kết KHKT cấp TP 

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT và ban giám khảo của cuộc thi, chất lượng đề tài ngày một được nâng cao. Các em đã biết vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó sáng tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống.

Điều đáng ghi nhận ở các đề tài nghiên cứu là đa số đều xuất phát từ nhu cầu, bức xúc của thực tiễn. Các đề tài không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính nhân văn cao khi hướng tới các sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật;

Cuộc thi thu hút rất đông học sinh đến từ các trường THCS tham dự
 Cuộc thi thu hút rất đông học sinh đến từ các trường THCS tham dự

Tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế tại TPHCM, ví dụ như: Năng lực trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT tại TP.HCM; Phần mềm theo dõi trạng thái cảm xúc nhận diện sớm nguy cơ rối loạn tâm lý ở học sinh trung học;

Mô hình trí tuệ nhân tạo dự đoán nguy cơ trầm cảm của học sinh THPT trên địa bàn TPHCM, Ứng dụng công nghệ AI để thiết kế thùng rác thông minh có khả năng tự phân loại rác thải…

Rpbot thu gom rác thải trên mặt sông của học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu
 Rpbot thu gom rác thải trên mặt sông của học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu 

Có mặt tại vòng chung kết với sản phẩm cho biết, đôi bạn Ngô Đại Quý, Trần Hoàng Nam cùng là học sinh lớp 11 Trường THPT Trần Văn Giàu cho chia sẻ, từ việc hằng ngày các em đi qua những kênh, rạch thấy rác thải nhiều và việc thu gom vẫn đang rất thủ công nên nghĩ đến đề tài: Trash Extractor-Robot xử lý rác thải trên mặt sông

Các em đã vận dụng những kiến thức đã học về Vật lý, Toán học, Tin học... để làm nên robot có thể thu gom rác điều khiển bằng app thông qua điện thoại thông minh. Trong một giờ hoạt động liên tục robot có thể thu gom khoảng 50kg rác trên mặt sông, rạch, kênh. Các em đã thử nghiệm Robot tại Kênh Rạch Lăng gần ngôi trường đang theo học. 

Ban giám khảo đang đặt câu hỏi cho thí sinh liên quan đến đề tài của mình
 Ban giám khảo đang đặt câu hỏi cho thí sinh liên quan đến đề tài của mình

Các em mong muốn trong tương lai sản phẩm của mình sẽ phát triển, ví dụ sử dụng năng lượng mặt trời thay cho ắc quy; thiết kế các bộ phận của robot rời nhau để tiện lắp ráp; dùng các vật liệu công nghiệp để tăng độ bền và ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh để phân tích và đưa dữ liệu về điện thoại về mức độ ô nhiễm tại khu vực robot đang hoạt động.. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Việc dạy trẻ cách cư xử và tương tác với thú cưng là vô cùng cần thiết. (Ảnh: ITN).

Dạy con chơi với thú cưng an toàn

GD&TĐ - Đối với nhiều gia đình, thú cưng cũng là một thành viên quan trọng. Chúng góp phần dạy trẻ nhiều kỹ năng sống, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm.