TP HCM đưa trò chơi dân gian vào trường học

Sở GD&ĐT TP HCM yêu cầu 100% trường học đưa các trò chơi dân gian vào trường học khi nó đang dần bị lãng quên.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ngày 26/2, bà Trần Thị Kim Thanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết: Trong khi xã hội ngày càng hiện đại hóa bằng các thiết bị công nghệ, khu vui chơi giải trí cho lứa tuổi học sinh ngày càng nhiều thì việc gìn giữ những giá trị truyền thống ngày càng khó.

"Chính vì vậy, TP HCM sẽ tăng cường đưa các trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, các kiến thức về di tích lịch sử vào trường học để các em biết và phát huy các giá trị lịch sử dân tộc mình", bà Thanh nhấn mạnh.

Theo Phó Giám đốc Sở, trước đây, các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy lò cò, bịt mắt đập lu, rồng rắn lên mây, chi chi chành chành... là linh hồn của tuổi thơ.

Những trò chơi này thường mang tính đồng đội nên nó đem lại cho các em học sinh một không khí vui chơi lành mạnh, bổ ích, gắn kết các em. Để lưu giữ được những trò chơi này Sở yêu cầu 100% trường học ở TP HCM đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động trong trường.

Các trò chơi này sẽ được lồng ghép vào các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa hay trong các tiết thể dục. Hiện nhiều trường đã vẽ những trò chơi dân gian trên sân trường một cách hấp dẫn, lạ mắt và đặt các dụng cụ sử dụng trong trò chơi như ô ăn quan, banh đũa, đánh khăng... ở nhều góc trong trường để học sinh sử dụng. 

Giáo viên còn khuyến khích các em đưa những trò chơi này về chơi với các bạn gần nhà.

Bên cạnh đó, âm nhạc dân tộc cũng là bộ môn được khuyến khích tăng cường trong trường học và được đưa vào dạy từ lớp 1 tới lớp 9 với nhiều thể loại như hát dân ca, tuồng, chèo, hát bội, cải lương.... 

Để nâng cao chất lượng, Sở GD&ĐT TP HCM đã kết hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tập huấn cho giáo viên dạy những môn này. Ngoài mỗi tuần một tiết, Sở còn yêu cầu các trường tổ chức thêm những hoạt động nghệ thuật, các sân khấu nhỏ để học sinh có thể thể hiện những kiến thức mình được học ngay tại trường. 

Những bài hát dân ca của các vùng miền, những bài viết giới thiệu về nhạc cụ dân tộc được lồng ghép vào tiết sinh hoạt của lớp học nhằm giúp học sinh có những kiến thức tối thiểu về văn hóa, âm nhạc mỹ thuật.

Nhiều câu lạc bộ về âm nhạc dân tộc trong lứa tuổi học sinh cũng được đề nghị sớm thành lập. Ngoài giao lưu văn nghệ, giao lưu với các nghệ sĩ, các câu lạc bộ còn sắp xếp cho học sinh tham gia biểu diễn ở sân khấu phù hợp nhằm truyền lửa đam mê cho các em.

Không những thế, trường học sẽ là nơi tăng cường cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tich lịch sử. Nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như Bến Nhà Rồng, dinh Thống Nhất, địa đạo Củ Chi... đã được các trường học nhận chăm sóc. 

Thành phố cũng phát động nhiều phong trào thăm và chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công vơi cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu về các giá trị truyền thống.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.