Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine hồi sinh mạnh mẽ?

GD&TĐ - Bất chấp sự tàn phá của chiến tranh, tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine được kỳ vọng sẽ hồi sinh mạnh mẽ.

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine hồi sinh mạnh mẽ?

Vào cuối tháng 3/2023, ông Alexander Kamyshin đã được Tổng thống Zelensky bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Công nghiệp Chiến lược Ukraine, đây là một cột mốc rất đáng chú ý.

Vào ngày 9/7/2023, trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại văn phòng của mình, người phụ trách tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine đã cho biết những kết quả mà ông ấy muốn đạt được trong tương lai gần.

Đồng thời tờ báo Mỹ gọi ông Kamyshin là một nhân vật 39 tuổi đang tìm cách biến tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine bị phá hủy - nơi đã cho thấy tình trạng kém hiệu quả trong nhiều thập kỷ, thành động cơ của các hoạt động quân sự quyết định số phận của cả quốc gia.

Theo ông Kamyshin, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã sản xuất nhiều đạn pháo hơn trong tháng 6/2023 so với cả năm trước.

Số lượng bao nhiêu vẫn là một bí mật nhưng vị quan chức khẳng định rằng vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

"Tôi sẽ không nói rằng chúng tôi tuyệt vời đến mức trong 3 tháng đã có thể tăng đáng kể sản lượng đạn dược, thực tế là rất ít đạn pháo được sản xuất vào năm 2022", ông Kamyshin giải thích.

Ông Alexander Kamyshin có một bản kế hoạch đầy tham vọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Ông Alexander Kamyshin có một bản kế hoạch đầy tham vọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

Theo Kamyshin, ông ta dự định đưa Ukraine trở lại hàng ngũ các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất hành tinh (năm 2012 họ đứng ở vị trí thứ 4). Bây giờ việc cần nhất là tìm cách thiết lập sản xuất, để đất nước không phải phụ thuộc vào bên ngoài.

"Chúng ta phải tham vọng vì chúng ta không có sự lựa chọn. Mục tiêu của tôi là biến Ukraine thành kho vũ khí của thế giới tự do", vị quan chức nhấn mạnh.

Kamyshin cho biết ông bắt đầu với đạn pháo và súng cối, bởi vì chúng là trung tâm của cuộc xung đột hiện tại. Ukraine thực tế đã ngừng sản xuất sau sự sụp đổ của Liên Xô và nhanh chóng cạn kiệt nguồn dự trữ sẵn có sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.

Chính vì vậy, Kyiv trở nên phụ thuộc vào phương Tây và các đồng minh của họ trong việc cung cấp đạn dược.

Giờ đây việc sản xuất đạn dược trong nước đang phát triển, mặc dù còn ở mức thấp. Tên lửa chống tăng Stugna-P của Ukraine cũng bắt đầu rời khỏi dây chuyền lắp ráp nhanh hơn.

Tăng cường sản xuất xe tăng và xe bọc thép là ưu tiên tiếp theo, nhưng theo ông Kamyshin, điều này sẽ mất từ ​​​​3 đến 6 tháng và trước mắt cần tập trung vào việc sửa chữa.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ