Tìm ra nguồn gốc mới toanh về sự ra đời của Mặt trăng

Các chuyên gia Space mới đây đã đưa ra lý thuyết mới về sự hình thành Mặt trăng.
Tìm ra nguồn gốc mới toanh về sự ra đời của Mặt trăng

Bạn đã bao giờ nhìn lên Mặt trăng và tự hỏi, "quả cầu tráng lệ" kia đến từ đâu chưa? Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã đưa ra lý thuyết về việc Mặt trăng hình thành từ những mảnh vụn còn sót lại từ một vụ va chạm giữa Trái đất non trẻ và một thiên thể rắn có kích thước tương đương sao Hỏa. Theo lý thuyết đó, vụ va chạm này cũng tạo ra những mảng ánh sáng đêm trong vũ trụ.

Theo Space.com, kết quả phân tích đất đá trên Mặt trăng và trên Trái đất đã phần nào chỉ ra tính đúng đắn của giả thuyết: Trái đất từng bị một hành tinh to bằng sao Hỏa va phải, từ đó hình thành Mặt trăng.

Giả thuyết này được đặt tên là Giả thuyết va chạm lớn (Giant Impact Hypothesis), đề xuất vào thập niên 1970 nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai có thể tìm ra được thiên thể bí ẩn tên là Theia - va chạm với Trái đất đó như thế nào.

Cũng theo lý thuyết này, hơn 60% vật chất Mặt trăng là đến từ thiên thể Theia, khoảng một nửa còn lại thì đến từ Trái đất. Điều đó phù hợp với nghiên cứu cho thấy, Mặt trăng có chứa những vật chất trong thiên thể từng va chạm với Trái đất.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy những tỷ lệ các chất đồng vị như oxi, titan, silic... trong toàn bộ các hành tinh của hệ Mặt Trời thì khác nhau, nhưng ở Mặt trăng và Trái đất thì các tỷ lệ đó lại rất giống nhau.

Điều này trái ngược với mô hình lý luận của Giả thuyết va chạm lớn - lý luận này cho rằng Mặt trăng chủ yếu được cấu tạo bởi vật chất của hành tinh Theia, vì thế dự kiến thành phần của nó sẽ phải khác với Trái đất.

Tác giả chính của nghiên cứu, nhà thiên văn Allesandra Mastrobuono-Battisi thuộc trường ĐH Israel, Haifa cho biết: "Theo kết quả phân tích, Trái đất và Mặt trăng thực chất là anh em sinh đôi. Sự khác biệt giữa các hợp chất trong lớp đất đá rất nhỏ và cũng rất khó phát hiện, nhưng chúng đích thực tồn tại.

Điều đó có nghĩa là, hiện nay chúng ta có thể tương đối khẳng định đúng là từng xảy ra sự va chạm lớn giữa Theia với Trái đất và chúng ta có được sự hiểu biết đại thể về tình trạng địa chất - hóa học của Theia".

Các chuyên gia của Space cho biết, mỗi hành tinh đều được cấu tạo bằng vật liệu có thể phân biệt được với nhau. Tuy nhiên, sự trùng hợp này khá lý thú bởi qua nghiên cứu phần lớn các mẫu đất đá Mặt trăng, các chuyên gia ước tính nó chứa khoảng 70-90% vật chất của Theia. Hiện các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra lời giải xác đáng nhất về sự hình thành của Mặt trăng.

Theo Trí thức trẻ/Inhabitat
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.