Tìm ra chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng ở TPHCM

GD&TĐ - Các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng triệu chứng nặng đang điều trị tại BV Nhi đồng 1 (TPHCM) đều dương tính với chủng B5 virus Enterovirus (EV71).

Tìm ra chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng ở TPHCM

Chiều 5/6, thông tin từ Sở Y tế TPHCM, đơn vị đã có kết quả giải trình tự gen virus Enterovirus 71, được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu BV Nhi đồng 1 - BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford - OUCRU.

Khám cho bệnh nhi tại khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TPHCM). (Ảnh: Hiếu Nguyễn)

Khám cho bệnh nhi tại khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TPHCM). (Ảnh: Hiếu Nguyễn)

Kết quả cho thấy, cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại BV Nhi đồng 1 đều dương tính với chủng B5 thuộc virus Enterovirus (EV71).

Chủng B5 của virus EV71 lần đầu tiên được tìm thấy tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 2007.

Năm 2011, tại Việt Nam đã từng bùng phát dịch tay chân miệng với nhiều trường hợp nặng và tử vong. Chủng virus được xác định là type C4 của virus EV71.

Năm 2018, số ca nặng có giảm hơn và chủ yếu là do chủng B5 gây ra.

Các bệnh viện tại TPHCM đang điều trị 31 ca bệnh tay chân miệng, tất cả đều là trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có 7 ca nặng.

Báo cáo nhanh của BV Nhi đồng 1, ngày 31/5/2023, có 1 ca mắc tay chân miệng nặng tử vong.

Bệnh nhi do BVĐK tỉnh Tiền Giang chuyển đến trong tình trạng rất nặng với bệnh cảnh phù phổi cấp và sốc nặng (độ 4).

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn TP đã có 1.670 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 270 ca điều trị nội trú.

Tuy số ca mắc thấp hơn năm 2022 nhưng đáng lo ngại hơn khi virus Enterovirus 71 (EV71) đã được tìm thấy sau khi xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR ở một số ca nặng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.