Thực hư về 'Người khỉ' gây án ở Delhi

GD&TĐ - Mùa hè năm 2001 là thời điểm đầy khó khăn đối với thành phố Delhi, Ấn Độ, khi hàng loạt vụ mất điện liên tục xảy ra. Thiếu ánh sáng, nóng bức vào ban đêm là nỗi kinh hoàng của những cư dân sống ở các khu nhà đông đúc, chật chội.

Tin tức về 'Người khỉ' trên báo chí.
Tin tức về 'Người khỉ' trên báo chí.

Trong lúc đó, tin đồn về “Người khỉ” lợi dụng bóng tối gây ra những vụ tấn công tàn bạo khiến cư dân càng thêm hoang mang lo lắng, thậm chí có người chết vì quá sợ. Thực hư câu chuyện này như thế nào?

Kẻ tấn công bí ẩn

Vào ngày 10/5/2001, cảnh sát Delhi nhận được nhiều trình báo về một kẻ tấn công tàn bạo gây lo lắng cho cư dân ở nhiều khu vực. Vụ việc thường diễn ra vào ban đêm, cộng với việc mất điện liên tục của Delhi nên khó xác định kẻ gây án. Thủ phạm không để lại hình ảnh trên các đoạn video giám sát nên cảnh sát chỉ ghi nhận các mô tả mà nạn nhân đưa ra.

Trong lúc cơ quan công quyền còn đang bối rối thì những tin đồn nhanh chóng lan truyền với một chi tiết đáng kinh ngạc: Kẻ tấn công là một “Người khỉ”, sinh vật lai giữa người và loài linh trưởng. Trong số 350 người được cho là nhìn thấy hung thủ, phần đông đều nói hắn giống vượn người, cao từ 1m đến 1,8m, cơ thể đầy lông đen và đôi mắt đỏ rực. Một số còn cho biết hắn đã nhảy ra từ những địa điểm xảy ra tội ác.

Cùng với nhiều thông tin được thu thập bởi các cơ quan truyền thông địa phương, số người liên hệ với cảnh sát để tường trình vụ việc ngày càng tăng. Các mô tả bắt đầu trở nên kỳ quặc hơn, từ kẻ tấn công là một sinh vật giống khỉ với hai bàn tay đầy móng vuốt, đến người mặc áo khoác da đội mũ bảo hiểm xe máy.

Thực tế, nhà chức trách rất khó nhận biết tường trình nào từ các nhân chứng thực sự, tường trình nào chỉ nghe kể lại. Phần lớn bằng chứng đưa ra về các cuộc chạm trán đều mơ hồ. Các nạn nhân của “Người khỉ” có nhiều vết thương và vết xước không thể phân biệt với vết cắn của chuột hay chó hoặc do phát ban.

Mọi chuyện rối mù khiến sự cuồng loạn bao trùm thành phố, một số người dân trong tâm trạng sợ hãi đã đến gặp chính quyền để nhờ bảo vệ. Nhiều vụ báo cáo với những tình tiết vu vơ cũng được báo chí tung lên để câu khách càng gây bối rối cho các nhà chức trách địa phương.

Để có được sự mô tả chính xác hơn về nhân dạng của kẻ tấn công, cảnh sát đã thiết lập đường dây nóng, hứa hẹn một phần thưởng khá lớn, trị giá 50.000 rupee (tương đương khoảng 1.000 USD) cho những thông tin có thể dẫn đến việc bắt giữ “Người khỉ”. Tuy nhiên, ý đồ này tỏ ra không hiệu quả vì nó đã làm phát sinh nhiều trò lừa bịp cùng các cuộc gọi chơi khăm góp thêm phần giật gân vào câu chuyện.

Nhiều ngày trôi qua mà không có vụ bắt giữ nào và nhận rất ít thông tin từ cảnh sát địa phương, những người dân trong tâm trạng sợ hãi quyết định tự giải quyết vấn đề của họ.

Các tổ chức canh gác, tuần tra tự phát được hình thành ở những địa điểm tập trung đông người, các khu dân cư nghèo nàn. Trái với những cư dân Delhi khá giả có máy phát điện dự phòng, những người nghèo của thành phố buộc phải “bó chân” vào ban đêm trong những ngôi nhà nóng nực, thiếu ánh sáng. Họ luôn lo sợ “Người khỉ” lợi dụng sự mất điện để gây án.

“Người khỉ” qua mô tả của các nhân chứng.

“Người khỉ” qua mô tả của các nhân chứng.

“Người khỉ” hay sự cuồng loạn tập thể?

Sự cuồng loạn về “Người khỉ” lên đến cực độ khiến nhiều người thực sự bị tổn thương, không phải bởi kẻ tấn công bí ẩn, mà bởi nỗi kinh hoàng mà hắn gieo rắc. Theo một tường trình trên tờ The Washington Post, “một người lái xe tải đã bị một đám đông cho là ‘Người khỉ’, anh ta bị rượt đuổi, bị lôi ra khỏi xe đánh đập dã man. Nạn nhân phải nhập viện trong tình trạng gãy xương nhiều nơi”.

Hai người khác thậm chí đã chết vì nỗi sợ của chính mình. Một người đã quá kinh hãi khi tin rằng “Người khỉ” đang đến bắt nên đánh liều trèo lên mái nhà để trốn và bị ngã xuống đất tử vong. Nạn nhân khác là một phụ nữ đang mang thai, trong lúc vội vã thoát thân vì nghĩ “Người khỉ” đang truy đuổi, đã rơi từ cầu thang xuống và chết. Cả hai trường hợp đều được làm sáng tỏ là chẳng có “Người khỉ” nào hăm dọa cả.

Sau hai tuần, sự cuồng loạn về “Người khỉ” từng bao trùm thành phố Delhi dần hạ nhiệt. Điều này một phần là do công ty điện lực địa phương đã tạm thời ngừng cúp điện tại một số khu vực nghèo nàn của Delhi, giúp mọi người an tâm ở nhà với ánh sáng đèn.

Ngoài ra, nhà chức trách địa phương đã ra sức điều tra các tường trình của nhân chứng. Họ tuyên bố, bất kỳ ai lan truyền thông tin sai lệch, báo cáo các cuộc tấn công mà không có bằng chứng cụ thể sẽ phải đối mặt với án tù. Cảnh báo này thực tế đã ngăn nhiều vụ khai báo về các cuộc tấn công của “Người khỉ”.

Không có các tường thuật của nhân chứng, các bài báo giật gân câu khách cũng dần không còn xuất hiện nữa. Tuy nhiên, ám ảnh về “Người khỉ” vẫn chưa ra khỏi tâm trí nhiều người. Cho đến tháng 8 năm 2003, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học Ấn Độ bác bỏ những chuyện thổi phồng gây ra sự cuồng loạn này, người dân mới bớt phần lo lắng.

Kiểm tra những báo cáo trong vòng hai tuần cuồng loạn kể trên, các chuyên gia nhận thấy phía Đông Delhi, khu vực nghèo nhất của thành phố, chiếm đến 94% vụ việc liên quan đến “Người khỉ” và 89% trong số này là những người có thu nhập thấp. Sống trong khu vực bị cúp điện thường xuyên, họ dễ bị ám ảnh bởi những tin đồn. Do sự mơ hồ trong các bài tường thuật của giới truyền thông, nhiều trường hợp bị thương có thể bị nhầm là do “Người khỉ” tấn công.

Hai thập niên sau khi “Người khỉ” xuất hiện và biến mất nhanh chóng, vụ án vẫn là một trong những ví dụ về chứng cuồng loạn hàng loạt trong thời hiện đại. Với phân tích tỉnh táo, các chuyên gia hy vọng có thể học hỏi từ nó và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng xã hội hàng loạt có thể xảy ra sau này.

Theo Historicmysteries

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...