Chính sách trên đã đảm bảo cho nông dân trồng gạo Thái Lan một mức giá cao hơn nhiều giá trên thị trường toàn cầu, nhưng các nhà phê bình cho rằng nó quá tốn kém và dễ trở thành mục tiêu của tham nhũng.
Ủy ban trên cho biết đã khởi tố một Bộ trưởng và đang điều tra những người khác.
Thông tin trên được công bố giữa lúc bà Yingluck đã phải đối mặt với áp lực lớn kêu gọi bà từ chức.
Người biểu tình chống Chính phủ đã tuần hành khắp thủ đô Bangkok và tuyên bố sẽ “đóng cửa” thành phố này cho tới chừng nào các yêu sách được đáp ứng.
Họ cáo buộc chính phủ của bà Yingluck bị sự chi phối của anh trai bà, cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra. Những người biểu tình muốn một “Hội đồng nhân dân” không qua bầu cử cải cách hệ thống bầu cử.
Lơ là trách nhiệm?
Chương trình trợ giá gạo được triển khai năm 2011, với mục tiêu tăng thu nhập cho nông dân, và giúp giảm tình trạng đói nghèo ở nông thôn.
Thái Lan từ lâu đã là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nhưng chính sách này đã dẫn tới tình trạng tồn kho gạo lớn, do chính phủ không thể bán được gạo.
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NAAC) cho biết họ đang xem xét vai trò của bà Yingluck trong chương trình này, và điều tra khả năng bà đã lơ là trách nhiệm.
“Những người đã giám sát chương trình này biết rằng có thua lỗ nhưng họ không dừng nó lại” - Người phát ngôn của NACC khẳng định.
Với tư cách Thủ tướng, bà Yingluck cũng là chủ tịch danh nghĩa của Ủy ban Gạo Quốc gia.
Nông dân từ lâu nay vẫn là một vài trong số những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho bà Yingluck. Đảng Phuea Thai của bà đã thắng cử năm 2011 nhờ chính sách thu mua gạo cao hơn giá thị trường.
Nhưng chính sách này được cho là khiến Thái Lan thiệt hại 10 tỷ USD/năm, và Chính phủ đã không thể thanh toán cho người dân trong vụ thu hoạch gần nhất, do đợt phát hành trái phiếu hồi năm ngoái đã thất bại trong việc huy động đủ tiền.
Ngoài khả năng mất đi sự ủng hộ quan trọng nhất, bà Yingluck cùng các Bộ trưởng khác nếu bị xác định có tội còn có thể bị cấm tham gia các hoạt động chính trị.