Thiên tai gây thiệt hại188 tỷ đồng
Theo UBND tỉnh Gia Lai, trong năm 2019 tỉnh chịu ảnh hưởng bởicơn bão số 5 và số 6. Bên cạnh đó do biến đổi khí hậu nên địa bàn tỉnh đã xảyra hạn hán vô cùng nghiêm trọng. Năm 2019, thiên tai gây thiệt hại ước tính khoảng500 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020, thiên tai cũng gây thiệt hạikhoảng 188 tỷ đồng, gây hư hỏng nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân.
Nhằm khắc phục những hậu quả từ thiên tai gây ra, UBND tỉnhđã hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho người dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại và20 tỷ đồng để khôi phục lại các công trình giao thông. Bên cạnh đó giao cho cácSở, ngành địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định và lập phương án cắmbiển cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, đặc biệt là trường họcvà cơ sở y tế.
Đồng thời, giao cho cán bộ huyện, xã theo dõi, trực tiếp xuốngvùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét… để nắm chắc tình hình, dự báo các tìnhhuống có thể xảy ra nhằm cảnh báo và hướng dẫn người dân chủ động phòng chống.Ngoài ra, đẩy mạnh bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn.
Tuy nhiên địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, nhiềucơ sở hạ tầng thiết yếu cần được sửa chữa, tu bổ, nâng cấp để đảm bảo an toànvà ổn định lâu dài. Bên cạnh đó hạn chế về con người và trang thiết bị, công cụhỗ trợ. Ngoài ra hệ thống cảnh báo, thông tin, truyền thông tới cộng đồng, đặcbiệt là vùng sâu vùng xa còn hết sức khó khăn do địa hình chia cắt, dân cư phântán…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởngđánhgiá cao công tác phòng chống thiên tai của chính quyền tỉnh Gia Lai, qua đó, hỗtrợ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thứ trưởng chỉra thành công của công tác phòng chống thiên tai trước hết là do công tác chỉ đạotừ cấp tỉnh, huyện, thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, chỉthị của trung ương. Các cấp chính quyền thường xuyên, kịp thời phân công kiểmtra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản, kế hoạch an toàn hồ đập, cơ sở hạ tầngđể phòng chống thiên tai.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng, công tác tuyên truyền nâng caonhận thức rất quan trọng. Qua đó, năm 2019-2020 tỉnh Gia Lai đã có nhiều tinbài, chuyên mục với nội dung cụ thể để tuyên truyền cho người dân, đặc biệt làvùng đồng bào dân tộc thiểu số về phòng chống thiên tai.
Lồng ghép kiến thức phòngchống thiên tai vào giáo dục
Tại buổi làm việc, ông Lê Duy Định – Phó Giám đốc SởGD&ĐT cho biết, để phòng chống thiên tai trong trường học, Sở GD&ĐT GiaLai đã ban hành nhiều công văn, tập huấn mô hình trường học an toàn, ứng phó vớithiên tai cho cán bộ, giáo viên.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được tích hợpvào quy hoạch chung của địa phương. Đồng thời lồng ghép kiến thức về phòng chốngthiên tai vào chương trình giáo dục ở các cấp để học sinh hiểu biết được nhữngtác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, thay đổi hành vi để ứngphó với biến đổi khí hậu.
Ông Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng nêu ý kiến:"Các công trình thủy lợi của tỉnh cơ bản vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, nhiều côngtrình được xây dựng từ lâu nên cần được gia cố để đảm bảo an toàn trong mùa mưabão. Do đó, tỉnh kiến nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng, gia cố cơ sở hạ tầng."
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chỉ đạo đoàncông tác ghi nhận và báo cáo Ban chỉ đạo PCTT Trung ương các đề xuất, kiến nghịcủa tỉnh về việc một số công trình đã xuống cấp, nâng mức hỗ trợ di dời cho cáchộ dân và xác định cấp độ thiên tai…
Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, tỉnh Gia Lai cần tăng cường hoạtđộng kiểm tra việc thực hiện các văn bản, quy định về phòng chống thiên tai;thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, an toàn hồ đập. Đồng thời, tổ chức diễn tậptheo từng quy mô, cấp độ, nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành. Không chỉ vậy,Thứ trưởng yêu cầu tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồngvề bảo vệ rừng và phòng chống thiên tai.
Thứ trưởng nhấn mạnh, theo số liệu thống kê, độ che phủ rừng tại Gia Lai là 40,2% thấp hơn các tỉnh Tây Nguyên và toàn quốc. Do đó tỉnh Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng. Bởi trồng rừng và bảo vệ rừng là thực hiện mục tiêu kép trong việc phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu tỉnh hoàn thành bản đồ về phòng chống thiên tai. Đặc biệt tìm giải pháp đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhưng chưa được di dời.