Thu phí người nhà bệnh nhân: Bức xức vì chưa có quy định

GD&TĐ - Mới đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một video với hình ảnh nội dung về việc người nhà bệnh nhân (NNBN) bức xúc khi BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức (TPHCM) đưa ra yêu cầu thu phí người nhà tới chăm sóc bệnh nhân (BN) tại BV. Sau đó, việc thu phí cũng đã phải dừng lại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, hiện việc thu phí như thế có dựa trên những văn bản, quy định hay không?

BN đến viện đều có người nhà đi cùng. Ảnh: T.G
BN đến viện đều có người nhà đi cùng. Ảnh: T.G

Muốn thu phí… phải xin phép

Trong video, một số NNBN đã bày tỏ quan điểm không đồng tình về việc thu phí 30.000 đồng đối với họ khi tới chăm người thân tại BV. Họ cho rằng, các BN vào viện đã phải đóng viện phí thì việc thăm nuôi của NNBN là đương nhiên. Mặt khác, BV không có nhà lưu trú, phục vụ việc tắm rửa và ở lại của họ. Một người đã bày tỏ thẳng thắn, từng đi chăm người nhà ở nhiều viện, nhưng mới chỉ thấy ở đây thu loại phí này. Còn Ban Giám đốc BV thì đưa ra cái lý, việc thu phí là do BV theo cơ chế tự chủ, thu để mong muốn phục vụ người dân được tốt hơn.

  • “Tất cả những vấn đề liên quan đến điện, nước, vệ sinh, thu gom rác thải, an ninh trật tự trong viện kể cả có sự phát sinh từ NNBN ở viện nào cũng giống nhau. Việc chi những mục này tại viện chúng tôi đều nằm ở nội dung chi cho hoạt động thường xuyên của BV. Vì vậy, viện chúng tôi luôn tạo điều kiện cho người nhà tới thăm nuôi BN, đây là lẽ thường tình. Tuy nhiên, mỗi gia đình cũng hạn chế chỉ nên có một người nhà đi chăm sóc để giảm thiểu ảnh hưởng tới hoạt động khám và điều trị bệnh của các bác sĩ. Khi tới viện, NNBN cần tôn trọng những quy định và giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự chung”.

Phó Giám đốc BV Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền

Thực tế, người dân phải tới BV là điều không mong muốn. Ngoài chi phí khám chữa cho người bệnh, đa số mỗi BN đều có người nhà đi kèm. Vì vậy, kéo theo những chi phí về đi lại, ăn uống sinh hoạt khá tốn kém. Thế nên, khi BV đưa ra yêu cầu về thu phí người nhà tới chăm BN sẽ không tránh được phản ứng. Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện tại cả nước có gần 1.000 BV tuyến huyện. Theo phân cấp thì các BV này do địa phương quản lý, trực tiếp là Sở Y tế các tỉnh, thành. Việc các BV do địa phương quản lý được thu những khoản gì thì căn cứ vào mức độ tự chủ của BV. Các BV địa phương trước khi thu phí phải đưa ra Hội đồng nhân dân lấy ý kiến, thông qua.

Tuy nhiên, theo Sở Y tế TPHCM, BV Đa khoa Khu vực Thủ Đức chưa xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua. Cách BV triển khai thu tiền của tất cả thân nhân là không đúng.

Trích viện phí để chi trả phát sinh

Trao đổi về phí thu đối với NNBN, ông Lê Văn Nam, Giám đốc BV Sản nhi Bắc Ninh khẳng định: “Trên thực tế không có quy định nào về vấn đề thu phí thu đối với người nhà tới thăm nuôi BN tại BV. BV Sản Nhi Bắc Ninh mỗi ngày có từ 600 - 800 sản phụ và BN tới sinh và khám chữa bệnh. Thông thường, mỗi BN tới viện có ít nhất một người nhà đi kèm chăm sóc. Việc thu phí người nhà tới chăm sóc BN là không hợp lý, có thể xem là sự lạm thu và không được phép. Tất cả những phát sinh về việc khám và điều trị bệnh đều được tính vào trong các chi phí về cơ cấu giá dịch vụ khám chữa bệnh, giường bệnh”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho biết: Do không có quy định về việc thu phí đối với NNBN, nên chúng tôi không thu loại phí này. Đặc biệt, với các BV công thì càng cần thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Còn với với những quy định nào chưa phù hợp cần đề xuất lên cấp có thẩm quyền để sửa đổi, hoặc ban hành phê duyệt rồi mới được thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.