Vì lời nhắc nhổ nước bọt, người phụ nữ bị tấn công

Thấy người phụ nữ đi cùng thang máy nhổ nước bọt xuống sàn, chị V. nhắc nhở thì bị người này đánh gây thương tích ở cổ, tay...

Chị V. chỉ dấu vết trên người, cho rằng đã bị hai người sống cùng tòa nhà hành hung. Ảnh: VnExpress
Chị V. chỉ dấu vết trên người, cho rằng đã bị hai người sống cùng tòa nhà hành hung. Ảnh: VnExpress

Theo báo Trí thức trẻ, khoảng 21 giờ 45 ngày 27/12, chị Đỗ Thị Khánh V. (39 tuổi, trú tại chung cư HH4B, khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) đi thang máy để lên nhà ở tầng số 28. Lúc này đi cùng chị có một cặp vợ chồng được xác định là anh H. và chị Q. ở tầng số 36.

Thấy chị Q. nhổ nước bọt ra sàn , chị V. nhắc nhở giữ vệ sinh chung. Tuy nhiên, theo chị V., chị Q. không những không nghe mà liền phản ứng lại. Thấy vậy chị V. quyết định lên tầng 36 góp ý với trưởng tầng.

Khi đến tầng 36, vợ chồng chị Q. không về phòng mà tiếp tục ấn thang máy để xuống tầng 1. Khi thang máy vừa đóng cửa, vợ chồng chị Q. lao vào đánh chị V., túm tóc chị kéo xuống sàn. Chị Q. đạp liên tục vào người, cào khắp cổ chị V. Khi thang máy đến tầng 1, vợ chồng chị V. bỏ mặc nạn nhân ở đó rồi rời đi.

Liên quan đến vụ việc này, báo Vietnamnet thông tin, chiều 28/12, Thượng tá Nguyễn Văn Thái - Trưởng Công an phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai) - cho biết: Nhận được tin báo, công an khu vực đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, phối hợp cùng bảo vệ tòa nhà, tổ chức hòa giải giữa hai bên.

"Hôm qua, khi lực lượng chức năng hòa giải, hai bên cũng đã hiểu ra vấn đề” - Thượng tá Thái nói.

Vị lãnh đạo Công an phường Hoàng Liệt còn cho hay, xô xát xảy ra giữa 2 người phụ nữ là mâu thuẫn bột phát, không phải do thù tức trước đó. Người hành hung chị V. hiện đang mang bầu.

Điều 7. Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;

b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;

c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;

d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;

đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;

d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Theo ĐS&PL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.