Hội thảo quốc tế tiếp sức cho ngành du lịch và lữ hành

GD&TĐ - Hơn 50 nghiên cứu về nâng cao du lịch và lữ hành qua cộng tác và hợp tác ở Nam bán cầu được trình bày tại hội thảo kéo dài 3 ngày ở cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam từ ngày 1-3/12.  

Các khách mời thảo luận tại Hội thảo
Các khách mời thảo luận tại Hội thảo
 Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của du lịch và lữ hành với Việt Nam và với khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung. Ngành này đóng góp lớn vào GDP khu vực, đồng thời còn là nguồn cung cấp công việc to lớn cho người dân trong khu vực.
PGS Mathews Nhkoma - Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị

Hội thảo do Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam phối hợp với Hiệp hội nghiên cứu về Lữ hành và Du lịch – chi hội châu Á Thái Bình Dương (TTRA APAC) tổ chức, đã thu hút sự tham dự của khách mời từ các trường đại học và tổ chức trên khắp thế giới trong đó có Đài Loan, Fiji, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Mỹ, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc và Việt Nam.

Số liệu đáng chú ý được chuyên gia cung cấp tại Hội thảo: Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành du lịch và lữ hành đóng góp trực tiếp cho GDP 294 tỉ đồng chiếm 5,9% tổng GDP năm 2017, và dự đoán sẽ tăng lên 6,7% trong năm nay; hỗ trợ trực tiếp hơn 2,4 triệu việc làm (4,6% tổng số lượng việc làm) và con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 3 triệu (4,9% tổng số lượng việc làm) trong năm 2028.

Ông Trần Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - phát biểu tại Hội thảo
Ông Trần Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - phát biểu tại Hội thảo 

Tại hội thảo, người dự khán đã tìm hiểu các vấn đề trọng yếu và liên quan đến sự phát triển của du lịch lữ hành, như ứng xử của người tiêu dùng, du lịch bền vững, phát triển bền vững, quản lý điểm đến, đồng tạo giá trị và các chủ đề khác.

Như ông Trần Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – phát biểu về chính sách phát triển và yêu cầu trong tương lai đối với ngành du lịch Việt Nam. Theo đó, 5 dự thảo chính sách của Chính phủ Việt Nam gồm tái cấu trúc ngành du lịch, chiến lược phát triển, quỹ phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành du lịch và đẩy mạnh quảng bá du lịch.

Các khách mời dự hội thảo
Các khách mời dự hội thảo 

Theo Tiến sĩ Jeff Dalley, Chủ tịch TTRA APAC, hội thảo thành công hơn mong đợi. Các diễn giả khách mời không chỉ khơi gợi suy nghĩ, mà còn dẫn dắt khách mời tham gia vào các thảo luận thực tế. Các bài nghiên cứu được chia ra thành 11 chủ đề nhỏ khác nhau, xoanh quanh chủ đề chính về cộng tác và hợp tác ở Nam bán cầu, đồng thời mở rộng mạng lưới giao lưu kết nối cho thành viên của TTRA.

“Chi hội châu Á Thái Bình Dương của TTRA nhận được một số hồ sơ đăng cai hội thảo năm 2018. Hồ sơ đăng cai của RMIT Việt Nam rất nổi bật và chất lượng trên mọi mặt, và cho đại biểu của chi hội châu Á Thái Bình Dương cơ hội được trải nghiệm và tự tìm hiểu về một trong những điểm du lịch nhộn nhịp nhất trong khu vực”. - Tiến sĩ Jeff Dalley.

Theo Đại học RMIT Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...