Theo đó, 17 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này gồm:
Lượn Cọi của người Tày (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn); Nghề rèn của người Nùng An (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng); Hò Cần Thơ (huyện Thới Lai, quận Ô Môn, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ); Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên); Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì (xã Sín Thầu, xã Chung Chải, xã Sen Thượng, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên);
Lễ hội Chùa Bà Đanh (xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam); Hát Dậm Quyển Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam); Lễ hội Làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội); Nghề cốm Mễ Trì (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội); Nghi lễ Mo Tham Thát của người Tày (xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai);
Nghi lễ Then của người Giáy (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai); Lễ Cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ); Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi);
Nghệ thuật Rô-băm của người Khmer (xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng); Lễ hội Nghinh Ông (thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng); Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ (huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang); Xường giao duyên của người Mường (xã Cao Ngọc, xã Thạch Lập, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).