Pháp điều tra gần 500.000 hồ sơ y tế bị rò rỉ

GD&TĐ - Các nhà điều tra tội phạm mạng của Pháp cho biết, đang điều tra vụ rò rỉ dữ liệu y tế của gần 500 nghìn người, bao gồm cả những thông tin tuyệt mật.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việc rò rỉ dữ liệu được phát hiện bởi blog an ninh mạng Zataz được cho là do tin tặc đánh cắp. Trước đó, Zataz đã phát hiện ra tài liệu về hệ thống nhắn tin mã hóa Telegram trong một nhóm được sử dụng để buôn bán bất hợp pháp cơ sở dữ liệu bị đánh cắp. Thông tin này đã được cung cấp miễn phí trên web.

Sự tồn tại của tập tin bị rò rỉ đã được xác nhận, trong đó có thông tin của 491.840 bệnh nhân bao gồm địa chỉ, số điện thoại, email và nhóm máu.

Tệp này cũng chứa thông tin bảo mật cao về sức khỏe của một số bệnh nhân như vấn đề mang thai hoặc khả năng sinh sản, các bệnh tiềm ẩn như HIV và thuốc được kê đơn.

Văn phòng công tố Paris phụ trách điều tra tội phạm mạng cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về sự việc này.

Tệp thông tin này dựa trên dữ liệu từ các cuộc kiểm tra được thực hiện từ năm 2015 đến tháng 10/2020 tại khoảng 30 phòng thí nghiệm bệnh viện.

Nhà báo Zataz - người đã tiết lộ vụ rò rỉ, tuyên bố rằng tập tin đã được công khai sau khi tin tặc bỏ qua các điều khoản bán tài liệu.

Các bệnh viện, phòng thí nghiệm và các trang web y tế là mục tiêu ngày càng tăng của các cuộc tấn công mạng.

Vào đầu tháng, tổng thống Emmanuel Macron đã công bố chương trình trị giá 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) để chống tội phạm mạng, bao gồm cả trong lĩnh vực y tế.

Theo France24

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.