Thế giới đồng loạt chỉ trích CIA

Mỹ đang đối mặt sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế sau khi Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) bị cáo buộc tra tấn tù nhân. 
Thế giới đồng loạt chỉ trích CIA

Gọi báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ là “một cú sốc”, Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani hôm 10/12 chỉ trích chương trình thẩm vấn nghi can khủng bố của CIA đã vi phạm tất cả quy ước về nhân quyền trên thế giới. 

“Không có lời biện hộ nào cho việc tra tấn con người như thế” - Ông Ghani nói, đồng thời cam kết sẽ điều tra xem có bao nhiêu người Afghanistan bị hành hạ tại các trung tâm giam giữ của Mỹ.

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas cũng đòi đưa những người liên quan ra trước công lý. Quan chức này nói với báo Bild (Đức): “Các hình thức tra tấn của CIA là tàn bạo và không gì có thể biện minh được. Tất cả các bên liên quan phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani lên án hành vi tra tấn tàn bạo của CIA Ảnh: EPA

Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani lên án hành vi tra tấn tàn bạo của CIA Ảnh: EPA

Trước đó, một loạt quốc gia như Anh, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran... cũng lên tiếng phản đối. Trong bối cảnh đó, cựu Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski lần đầu thừa nhận nước này đã cho CIA dùng một cơ sở làm nhà tù bí mật nhưng không hề biết việc tù nhân bị đối xử tàn nhẫn.

Nội bộ nước Mỹ tiếp tục bị chia rẽ bởi bản báo cáo “bom tấn” nêu trên. Cựu phó tổng thống Dick Cheney phê phán báo cáo “có nhiều sai sót và không thể chấp nhận”. 

Theo ông, những gì CIA làm là cần thiết để bắt thủ phạm gây ra sự kiện 11/9/2001 cũng như ngăn các vụ khủng bố trong tương lai. Bên cạnh đó, 1 trong 2 chuyên gia tâm lý đề ra những phương pháp thẩm vấn hà khắc của CIA dưới thời Tổng thống George W. Bush khẳng định báo cáo đã đưa ra những cáo buộc sai sự thật.

Theo nld.com.vn
Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

GD&TĐ - Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị cho là bắt đầu suy yếu, và trong khi các chính phủ châu Âu đang nỗ lực thì người dân của họ lại mất niềm tin.
Một chiếc ghế đẩu lặn vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Smithsonianmag.com

Nỗi hổ thẹn ghế đẩu lặn

GD&TĐ - Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Vương quốc Anh tự hào sử dụng thiết bị trừng phạt tên là ghế đẩu lặn để dìm 'phụ nữ lắm lời' xuống nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Tuyên bố mới của ông Shoigu

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26/9 cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến đấu để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những điểm yếu trên Abrams được Nga công bố.

Tử huyệt Abrams phơi bày trước ATGM

GD&TĐ - Lực lượng Nga đang tăng cường học cách tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams khi những chiếc đầu tiên đã đến Kiev.
Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

GD&TĐ - Để chặn đòn đánh của từ hướng bờ, trên mặt biển, dưới đáy nước và từ trên không của Ukraine, Nga chỉ còn cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đen.