Thầy giáo chắp cánh ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số nghèo

GD&TĐ - Với sự hướng dẫn của thầy Võ Như Sơn, nhiều học sinh dân tộc thiểu số của Trường PTDTNT huyện Đắk R Lấp (tỉnh Đắk Nông) đã đạt thành tích cao tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia, nhiều em đã được tuyển thẳng vào các trường dại học.

Thầy giáo chắp cánh ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số nghèo

Thầy Võ Như Sơn- Phó hiệu trưởng Trường PTDTNT huyện Đắk R Lấp  là giáo viên đại diện của tỉnh Đắk Nông được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Lễ tuyên dương gương người tốt, việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017.

Trong những năm qua, thầy Sơn đã hướng dẫn cho nhiều học sinh nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao, trong đó có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.

Năm học 2014-2015, đề tài Nghiên cứu điều chế hương liệu từ nhựa thông Đắk Nông để phục vụ cho công tác vệ sinh trường học của các 3 học sinh Chí Nhịt Pình, Đào Tiểu Yến, Điểu Túy đã đạt 2 giải Ba tại Cuộc thi KHKT tỉnh Đắk Nông và 1 giải Nhì tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên tỉnh Đắk Nông.

Năm học 2015-2016, đề tài "Nghiên cứu ứng dụng của Tinh dầu sả  để điều chế sản phẩm phục vụ sinh hoạt" của Điểu Linh và Voong Thị Hồng Hạnh đạt giải nhất trong lĩnh vực hóa học của cuộc thi khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Nông và đạt giải khuyến khích tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

Thầy Sơn đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học của tỉnh Đắk Nông

Năm học 2016-2017, thầy Sơn tiếp tục hướng dẫn hai học sinh người dân tộc là Lường Thị Thúy Hà và Đường Thị Mai thực hiện đề tài Nghiên cứu điều chế Nước rữa chén và nước lau sàn hữu cơ thân thiện với môi trường từ cây sả chanh Đắk Nông.

Bên cạnh đó, thầy Sơn luôn cố gắng nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm, được Sở Khoa học Công nghệ Đắk Nông cấp giấy chứng nhận có thành tích trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo Khoa học và Công nghệ.

Kỉ niệm đáng nhớ nhất với thầy Sơn là thời gian hướng dẫn hai em Điểu Linh và Voong Thị Hồng Hạnh thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng của Tinh dầu sả để điều chế sản phẩm phục vụ sinh hoạt". Đề tài được xây dựng dựa trên nhu cầu cuộc sống và tính thiết thực của điều kiện địa phương.

Thời gian thầy Sơn hướng dẫn Điểu Linh thực hiện đề tài nghiên cứu

Thầy Sơn cho biết: Vào mùa mưa, bon làng nơi Điểu Linh sinh sống thường khổ sở với muỗi. Để đuổi muỗi cho con tập trung học bài, bố của Điểu Linh thường cắt một ít sả bỏ dưới chân bàn học. Từ mùi hương của sả chanh đã xua được muỗi. Từ đó, Điểu Linh nảy ra ý tưởng sử dụng sả chanh để điều chế sữa tắm.

Để thực hiện ý tưởng của Điểu Linh, Trường PTDTNT huyện Đắk R Lấp đã dành 40 m2 đất sau nhà ăn của trường để trồng sả chanh. Ngoài ra, nhà trường đã cử một học sinh khác là Voong Thị Hồng Hạnh cùng tham gia.

Sau 4 tháng trồng sả chanh, Điểu Linh và Hồng Hạnh bắt tay vào thực hiện nghiên cứu. Học nội trú tại trường nên sau giờ học chính khóa, Điểu Linh lúc thì có mặt ở phòng thí nghiệm, lúc thì ở vườn sả chăm sóc cây.

Để chưng cất lấy tinh dầu, sả chanh được cắt lấy phần lá, cắt nhỏ chiết xuất thành tinh dầu. Các công đoạn chiết xuất được thực hiện tại phòng thí nghiệm của nhà trường.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Sơn, nhiều học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện nghiên cứu khoa học

Nhà trường không có thiết bị để chứng minh những thông số khoa học của tinh dầu sả nên sau khi chiết xuất, 2 em lại lặn lội mang lượng tinh dầu lên Trung tâm Khoa học và Công Nghệ Đà Lạt để đo lường. Từ kết quả phân tích tinh dầu thu được từ  Đà Lạt, 2 em tiếp tục mày mò để tìm ra công thức điều chế thành sữa tắm tinh dầu sả chanh với công dụng kháng khuẩn, diệt nấm và đuổi muỗi...

Thầy Sơn cho biết: Nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia nghiên cứu khoa học. Ở mỗi lĩnh vực, nhà trường đều phân công giáo viên bộ môn có kinh nghiệm để hướng dẫn các em phương pháp nghiên cứu, cách chọn đề tài phù hợp.

Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế,  nhưng trong điều kiện có thể, nhà trường luôn tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Việc tham gia nghiên cứu khoa học không chỉ phát huy được sự tìm tòi, khám phá mà còn giúp các em hiểu sâu hơn bản chất của các bài học, từ đó có những sáng tạo để ứng dụng vào thực tế. Chính vì vậy, hàng năm nhà trường luôn thu hút lượng lớn học sinh đăng ký nghiên cứu khoa học ở tất cả các lĩnh vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...