Thành phố Hồ Chí Minh kích hoạt các cơ sở y tế, sẵn sàng ứng phó biến thể Omircon

GD&TĐ - Sau thông tin trường hợp đầu tiên nhập cảnh nhiễm biến thể Omiron ghi nhận tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã kích hoạt các cơ sở y tế; tầm soát, nếu có bất thường sẽ xét nghiệm PCR và giải mã trình tự gene.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại buổi họp báo định kỳ chiều 30/12, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố ghi nhận nhiều kết quả lạc quan trong những ngày gần đây, như số ca mắc Covid-19 nhập viện ít hơn số ca xuất viện; số ca nhập viện ngày càng giảm, trước đây 900 ca/ngày thì nay giảm còn 400-500 ca/ngày.

Tương tự, số ca tử vong liên tục giảm trong tuần qua, như ngày 24/12 có 42 ca thì nay giảm dần xuống dưới 40 ca.

Về việc tổ chức cho học sinh các khối lớp 7, 8, 10 và 11 đi học trực tiếp từ ngày 3/1/2022, đại diện Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, quyết định này dựa trên rất nhiều tiêu chí.

Trong đó có dựa trên thực tế kinh nghiệm xử lý tình huống phát sinh F0 tại trường học trong 2 tuần dạy học trực tiếp với học sinh lớp 9 và 12. Ngoài ra, các khối lớp này đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Đối với bậc tiểu học, Sở đang cân nhắc và sẽ căn cứ theo tình hình dịch bệnh thời gian tới để tham mưu cho UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên quan kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ từ 3-11 tuổi, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), cho biết Thành phố từng đề xuất tiêm cho nhóm trẻ này. Sau đó Bộ Y tế đã ra văn bản chỉ đạo rà soát lập danh sách, lên kế hoạch tiêm trong năm 2022. Do vậy Thành phố Hồ Chí Minh chờ Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch, hướng dẫn triển khai.

Ông Tâm nói thêm, Thành phố hiện có đủ vắc xin và phấn đấu hoàn thành trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi.

Với chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết, Thành phố ghi nhận 634.612 người thuộc nhóm nguy cơ, trong đó 24.477 người chưa được tiêm mũi vắc xin nào.

Kể từ khi triển khai chiến dịch bảo vệ sức khỏe nhóm nguy cơ, đã có 10.451 trường hợp được tiêm mũi 1. Thành phố tích cực tiêm rà soát, kể cả tiêm mũi bổ sung cho những người nhóm này. Kết hợp nhiều biện pháp, trong đó có chiến lược bảo vệ người nguy cơ thì những ngày gần đây số liệu dịch tễ cho thấy ca nhiễm mới và ca tử vong xu hướng giảm.

Bà Mai cho biết, sau thông tin trường hợp đầu tiên nhập cảnh nhiễm biến thể Omiron ghi nhận tại Hà Nội, các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở dự phòng của Thành phố Hồ Chí Minh đã được kích hoạt. Các đơn vị sẽ tầm soát, nếu có bất thường như số ca F0 tăng, ca tử vong tăng thì sẽ xét nghiệm PCR và giải mã trình tự gene.

Hiện nay với lượng oxy lỏng cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 tấn/ngày, theo bà Mai, không còn tình trạng thiếu oxy. Trước đó, khi các đơn vị cung cấp oxy cho Thành phố chuyển hướng sản xuất oxy phục vụ sản xuất công nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương ưu tiên oxy y tế cho Thành phố khi ca nhiễm mới tăng.

Trước tình hình đó, Chính phủ chỉ đạo với các ngành, đặc biệt là ngành thép, ưu tiên sản xuất oxy y tế phục vụ cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh. UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng có công văn gửi các đơn vị trực thuộc để vừa hướng dẫn, nhắc nhở sử dụng có hiệu quả oxy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.