Thai nhi tinh nghịch đạp rách cả dạ con của mẹ để thò chân ra ngoài

Trước khi mang thai em bé nghịch ngợm này, người mẹ 33 tuổi đã có 5 lần sinh mổ.

Thai nhi tinh nghịch đạp rách cả dạ con của mẹ để thò chân ra ngoài

Khi đủ thời gian thai kỳ, các em bé sẽ bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài bụng mẹ. Trong khi, phần lớn các bé phải nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ mới có thể chui khỏi ra bụng mẹ thì một em bé sống tại Pháp đã tự mình đạp rách tử cung của mẹ để thò chân ra ngoài.

Thai nhi tinh nghich dap rach ca da con cua me de tho chan ra ngoai - Anh 1

Hình chụp siêu âm cho thấy em bé đã đạp rách tử cung khi vẫn nằm trong bụng mẹ.

Trường hợp mang thai kỳ lạ này đã được bác sĩ Pierre Emmanuel Bouet, thuộc Bệnh viện Đại học Angers phát hiện ra sau khi nhìn thấy hình siêu âm của một sản phụ 33 tuổi. Theo bác sĩ, đây là 1 trong 26 ca mang thai cực hiếm hoi trong lịch sử y học thế giới.

Vết rách có chiều dài 2,5cm. Một phần túi nước ối cũng theo đó mà lòi ra ngoài. Trước tình trạng này, bác sĩ đã cảnh báo khả năng sinh non cũng như thoát vị tử cung, nhau cài răng lược, thậm chí phải cắt bỏ tử cung ở mẹ.

Cuối cùng, bà mẹ dũng cảm này cũng trải qua 30 tuần mang thai đầy nguy hiểm để hạ sinh một bé trai khỏe mạnh nặng 1,4kg bằng phương pháp đẻ mổ. Được biết, vào thời điểm lâm bồn, vết rách tử cung đã rộng tới 5cm.

Nằm trong bụng mẹ nhưng các thiên thần vẫn có những động tác khiến nhiều người bất ngờ. Bằng phương pháp siêu âm 4D, các nhà khoa học thuộc trường đại học Durham (Anh) đã phát hiện thấy rằng thai nhi cũng biết ngáp.

Để kiểm tra thai nhi có biết ngáp hay không, tiến sĩ Nadja Reissland và các cộng sự thuộc Trường đại học Durham (Anh) đã tiến hành siêu âm màu 4D với 15 phụ nữ đang mang thai tuần thứ 36, bao gồm 8 thai nhi mang giới tính nữ và 7 thai nhi có giới tính nam.

Thai nhi tinh nghich dap rach ca da con cua me de tho chan ra ngoai - Anh 2

Bức ảnh cho thấy thai nhi đang ngáp.

Các nhà khoa học tiến hành ghi một đoạn video 4D về thai nhi trong bụng. Thay vì thu được hình ảnh phẳng như khi sử dụng máy siêu âm 2D, máy siêu âm 4D kết hợp các hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh 3 chiều rõ nét về thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó, họ cẩn thận phân tích từng khung hình trong đoạn video để xem miệng của thai nhi cử động như thể nào.

Một số nhà khoa học tin rằng thai nhi không thể ngáp mà đó chỉ là hành động hả miệng ra, nhưng tiến sĩ Nadja Reissland cho rằng kết quả siêu âm đã cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy thai nhi đang ngáp.

Trong một số trường hợp, một thai nhi nhi có thể há miệng từ từ, trước khi ngập miệng rất nhanh – giống như hành động ngáp. Kết quả phân tích cho thấy thai nhi ít tháng tuổi ngáp nhiều nhất, nhưng không có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.

Tiến sĩ Nadja Reissland tính toán rằng nếu có thể theo dõi thai nhi trong thời gian dài hơn, bà có thể chứng kiến chúng ngáp trung bình 6 lần/giờ. Tuy nhiên, bà chưa xác định được tại sao thai nhi ngáp.

Bà Reissland tin rằng ngáp có thể là dấu hiệu của não phát triển. Nếu điều này chính xác, các bác sĩ có thể căn cứ vào hành động ngáp để chẩn đoán liệu thai nhi có phát triển bình thường hay 

Theo khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ