Tập trung hoàn thành các điều kiện triển khai Chương trình, SGK GD phổ thông mới

Tập trung hoàn thành các điều kiện triển khai Chương trình, SGK GD phổ thông mới
Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Xuân Phú

Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Xuân Phú 

Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ; bà Vũ Thị Thu Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD&ĐT; lãnh đạo các Sở GD&ĐT phụ trách giáo dục tiểu học; Trưởng Phòng GD tiểu học các Sở GD&ĐT; đại diện Phòng GD&ĐT cấp huyện; đại diện Hiệu trưởng các trường Tiểu học.

Nhiều thành tựu trong "năm học bản lề"

Năm học 2018-2019 là năm học sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; vừa là năm bản lề tích cực chuyển bị các điều kiện để triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trọng tâm là lớp 1 và tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành theo Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Kết thúc năm học 2018-2019 toàn quốc có 13.995 trường TH; tỉ lệ trung bình trường tiểu học/xã là 1,25; tỉ lệ trung bình điểm trường/trường tiểu học là 1,26; nhiều trường tiểu học có từ 3 đến 5 điểm trường.

Trong năm học các địa phương đã tích cực thực hiện sáp nhập các trường TH có quy mô nhỏ; trường TH với trường THCS có quy mô nhỏ; hoặc sáp nhập các điểm trường lại với nhau.

Tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số khu đô thị, khu công nghiệp thiếu trường lớp; thiếu đất xây dựng trường học; một số địa phương dồn dịch các điểm trường, sáp nhập trường “cơ học”, hiệu quả không cao.

Sau khi sắp  xếp, quy hoạch lại các điểm trường, tại một số địa bàn cư dân phân tán, giao thông bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi học của HS nhưng chưa có giải pháp khắc phục; chưa thuận lợi cho người dân và bảo đảm quyền lợi học tập của HS...

Đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Xuân Phú

Đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Xuân Phú 

Năm học vừa qua, toàn quốc có tổng số HS tiểu học là 8.479.977; tổng số lớp là 278.385; tỉ lệ trung  bình học sinh/lớp là 30. Các địa phương đã làm tốt công tác điều tra phổ cập, dự báo được tình hình, vì thế số HS tăng nhưng các địa phương đã cơ bản đáp ứng được các điều kiện về cơ  sở vật chất và GV để thực hiện tổ chức dạy học đúng quy định của chương trình, đảm bảo số lượng HS/lớp theo đúng Điều lệ quy định…

Năm học 2018-2019 toàn quốc có gần 400.000 GV tiểu học, tỉ lệ trung bình GV/lớp ở cấp tiểu học là 1,38 nhìn chung cơ bản đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên một số địa phương có tỉ lệ GV còn thấp; số GV đang thực hiện chế độ hợp  đồng lao động khá nhiều, số GV chưa được xét tuyển biên chế chính thức không yên tâm công tác, trong đó số lượng GV đối với các môn học mới ở cấp TH khi thực hiện chương trình mới chưa đáp ứng yêu cầu như Tiếng Anh, Tin học…

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu 5 nhóm vấn đề yêu cầu đại biểu các địa phương cùng tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc và cách tháo gỡ.

Đó là: Việc thực hiện CTGDPT hiện hành và Chuẩn bị CTGDPT mới; Vấn đề về chất lượng, số lượng đội ngũ GV; Cơ sở vật chất trường lớp; Vấn đề giáo dục văn hóa đạo đức cho HS từ bậc Tiểu học; Xây dựng môi trường an toàn lành mạnh trường học.

Đại diện Sở GD&ĐT Quảng Ninh chia sẻ và đưa ra đề xuất tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Phú

Đại diện Sở GD&ĐT Quảng Ninh chia sẻ và đưa ra đề xuất tại Hội nghị. Ảnh: Xuân Phú

Đại diện các địa phương đã có những chia sẻ, đề xuất về các vấn đề trên cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT và đã nhận được sự giải đáp, hướng dẫn từ các đơn vị chức năng liên quan.

Quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học - Thái Văn Tài cho biết: Trong năm học 2019- 2020, giáo dục Tiểu học sẽ tập trung hoàn thành các điều kiện để triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2020-2021 với một số nhiệm vụ trọng tâm như:

Thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp; tăng cường cơ sở vật chất các trường TH đáp ứng điều kiện thực hiện CTGDPT mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL giáo dục; chuẩn bị sách giáo khoa theo CTGDPT mới;

Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý; tăng cường nền  nếp, kỷ cương nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học...

Trong các buổi thảo luận tiếp theo, hội nghị sẽ đi sâu thảo luận một số nội dung về tình hình giáo dục tiểu học; triển khai những nội dung hướng dẫn chương trình GDPT mới đối với cấp TH; Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, công tác chuẩn bị thực hiện nội dung giáo dục địa phương, dạy học Tin học, Tiếng Anh và Hoạt động trải nghiệm…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ