Tăng cường tuyên truyền về ý thức phòng cháy cho học sinh

GD&TĐ - Bằng các hoạt động tuyên truyền, cán bộ chiến sĩ công an đã trang bị cho học sinh một số kỹ năng phòng cháy cơ bản và thoát nạn khi có cháy.

Cán bộ Công an huyện Hoài Đức trả lời câu hỏi thắc mắc của học sinh liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy ngay tại sân trường.
Cán bộ Công an huyện Hoài Đức trả lời câu hỏi thắc mắc của học sinh liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy ngay tại sân trường.

Trung tá Nguyễn Minh Hiếu - Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) nhấn mạnh, trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại to lớn cả về người và tài sản. Thực tế cho thấy, hỏa hoạn có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào khi mà con người chủ quan, mất cảnh giác.

Do đó, công tác tuyên truyền để mọi người dân, trong đó có học sinh, sinh viên tự nâng cao ý thức về an toàn phòng cháy lại càng trở nên bức thiết. Mới đây, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Hoài Đức đã có buổi tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Trường Tiểu học Yên Sở. Tham dự có gần 1.200 học sinh các khối lớp cùng đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.

Các em học sinh được thực hành kỹ năng sử dụng bình chữa cháy xách tay để dập các đám cháy nhỏ.

Các em học sinh được thực hành kỹ năng sử dụng bình chữa cháy xách tay để dập các đám cháy nhỏ.

Đại úy Nguyễn Danh Tùng - Cán bộ hướng dẫn, kiểm tra phòng cháy chữa cháy, Công an huyện Hoài Đức cho biết, đây là một trong các hoạt động nằm trong chương trình công tác của đơn vị năm 2023. Thông qua buổi tuyên truyền, các em học sinh đã được trang bị những kỹ năng cần thiết như nhận biết các nguồn vật liệu có thể gây cháy, cách sử dụng bình chữa cháy xách tay, kỹ năng thoát nạn nếu xảy ra sự cố cháy nổ...

Một điều rất quan trọng nếu xảy ra hỏa hoạn là các em phải biết cách thoát nạn như thế nào. Khi xảy ra sự cố cháy nổ hoặc tai nạn bất kỳ, người dân cần gọi điện ngay đến số điện thoại 114 và phải nói rõ địa điểm, tên sự cố là gì. Người dân gọi càng sớm thì càng hạn chế được hậu quả do sự cố gây ra.

Cả các giáo viên cũng nắm bắt được các bước để xử lý khi có cháy xảy ra.

Cả các giáo viên cũng nắm bắt được các bước để xử lý khi có cháy xảy ra.

"Để đề phòng ngạt khói khí độc khi hỏa hoạn, các em cần lựa chọn lối thoát nạn an toàn như cầu thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy. Lúc này, khu vực xảy ra cháy sẽ có hiện tượng đối lưu, khói khí độc nổi lên trên, không khí sạch ở phía dưới. Vì vậy, các em phải di chuyển thấp người và đeo thiết bị chống độc như khẩu trang, quần áo, vải sạch thấm nước để bảo vệ cơ quan hô hấp. Sau đó men theo tường để tìm lối thoát nạn ra ngoài" - Đại úy Nguyễn Danh Tùng nói.

Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Yên Sở, hoạt động tuyên truyền đã mang lại rất nhiều giá trị bổ ích, trực quan để cả giáo viên, học sinh nhà trường có thêm những kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy. Hi vọng, trong thời gian tới, các nhà trường trên địa bàn sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp nhiều hơn nữa từ lực lượng công an huyện để nâng cao hiệu quả công tác an toàn phòng cháy từ xa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.