Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Nghị quyết nêu rõ: Việc bảo vệ trẻ em trênmôi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng pháp luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời. Nộidung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chậm được đổi mới,chưa phù hợp với một số nhóm đối tượng, đặc điểm địa bàn dân cư, nhất là ở vùngđồng bào dân tộc thiểu số. Mặt trái của kinh tế thịtrường, thiếu việc làm, đời sống khó khăn, tác động mặt trái tiêu cực củainternet, mạng xã hội... là những nguyên nhân làm phát sinh các vụ, việc xâmhại trẻ em.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻem còn một số hạn chế, bất cập. Một số quy định của Luật Trẻ em và các luật kháccó liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ gây khó khăn trong tổ chức thựchiện; chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạmhành chính liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảmtính răn đe. Bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xửlý.

Công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chốngxâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; chưa có biệnpháp hiệu quả để phòng ngừa, giảm thiểu việc trẻ em lao động trái quy định củapháp luật; nhiều nơi thiếu các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thểdục, thể thao cho trẻ em. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý cáchành vi xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịpthời, hiệu quả chưa cao.

Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thìtình hình xâm hại trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng.

Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạnchế đã được chỉ ra và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó,năm 2020 ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030,Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luậtgiai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ chỉ tiêu thống kê về tìnhhình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em.

Chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phươngcó giải pháp tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hạitrẻ em...

Chỉ đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo dõi thống kê tìnhhình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em trên phạm vi cả nước; trong năm 2020, chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tìnhhình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em; Chủtrì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan biên soạn bộ tài liệu mẫuvề tuyên truyền, phổbiến, giáodục pháp luật,kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.

Chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2020, ban hành Chương trình phòng,chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục; Tăng cường tuyên truyền, giáo dụcpháp luật, kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh; chú trọng nhómhọc sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhómtrẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên trong phòng, chốngxâm hại trẻ em; xây dựng nội dung hướng dẫn học sinh sử dụng mạng internet an toàn, hiệuquả, lồngghép nội dung này trong chương trình giáo dục tin học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.