Tân tổng thống Hàn Quốc: Nan giải giữa ngã ba đường

GD&TĐ - Sau khi tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống thứ 19 của Hàn Quốc, ông Moon Jae-in tiếp tục khẳng định lại những điều mà ông đã hứa khi tranh cử, trong đó có việc cắt giảm quyền lực của Tổng thống, loại bỏ mối quan hệ tham nhũng giữa chính phủ và doanh nghiệp. 
Tân tổng thống Hàn Quốc:  Nan giải giữa ngã ba đường

Ông cũng thể hiện các xu hướng chính sách ngoại giao của mình trong một loạt động thái.

“Hạ nhiệt” bán đảo Triều Tiên

Vị Tổng thống mới nhậm chức của Hàn Quốc hứa hẹn sẽ đóng một vai trò quyết đoán hơn trong quá trình giải quyết khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên thông qua đối thoại và nói rằng ông sẵn sàng gặp gỡ Chủ tịch Kim Jong-un trong hoàn cảnh thích hợp.

Cuộc họp thượng đỉnh Triều Tiên lần cuối cùng diễn ra cách đây đã một thập kỷ, vào năm 2007, giữa Kim Jong-il, cha của Chủ tịch Kim, và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Roh Moo-hyun, một người bạn thân thiết và đồng minh trong hệ tư tưởng của ông Moon. Ông Moon hy vọng sẽ đề xuất được một phiên bản mới có thay đổi của cái gọi là “chính sách ánh mặt trời” của ông Roh.

Ý tưởng phía sau “chính sách ánh mặt trời” của ông Roh là xây dựng niềm tin với Bắc Triều Tiên, từ đó thương lượng về chương trình tên lửa và hạt nhân mà nước này đang duy trì. Tuy nhiên, chính sách này đã bị vứt bỏ trong suốt 9 năm qua. Hai vị tổng thống tiền nhiệm của ông Moon đều bắt tay với Washington trong nỗ lực nhằm cô lập Bình Nhưỡng còn miền Bắc tiếp tục duy trì và cải tiến các chương trình vũ khí của mình bằng cách tiến hành hàng loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

Tăng cường liên minh với Mỹ

Tân Tổng thống Hàn Quốc cũng cam kết tăng cường liên minh với Washington, đồng thời bày tỏ sự mong đợi tới cuộc hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đã khiến Hàn Quốc bối rối bởi những động thái “lên gân” quân sự lại đi kèm với “khúc dạo đầu” ngoại giao gần đây với Bắc Triều Tiên.

Chỉ vài giờ sau khi ông Moon tuyên thệ, Tổng thống Mỹ Trump đã gọi điện. Văn phòng của tân Tổng thống Hàn Quốc cho biết hai nhà lãnh đạo đã thỏa thuận sẽ duy trì liên minh mạnh mẽ và hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân và những đe dọa tên lửa từ Bắc Triều Tiên; đồng thời thỏa thuận sẽ gặp gỡ tại Washington trong thời gian gần nhất.

“Liên minh với Mỹ đã là và sẽ luôn là nền móng cho chính sách ngoại giao và an ninh của đất nước chúng tôi” - ông Moon nói trong cuộc điện đàm. “Liên minh này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong tình trạng bất ổn ngày càng tăng quanh bán đảo Triều Tiên” - ông khẳng định. Có lẽ phát biểu của ông Moon có phần nào nhằm trấn an những lo ngại rằng liệu chính phủ mới của ông có sao nhãng mối quan hệ đặc biệt với Washington hay không. Trong khi hai người tiền nhiệm bảo thủ của ông đều khẳng định sẽ luôn là một mặt trận thống nhất với Mỹ trong việc trừng phạt Bắc Triều Tiên, thì ông Moon thường kêu gọi đất nước mình sẽ là người đứng đầu trong việc giảm thiểu căng thẳng giữa hai miền thông qua đối thoại.

Chính sách ngoại giao cân bằng

Cuộc bầu cử vừa qua đã cho thấy vấn đề tự do đã quay trở lại trung tâm sân khấu ngoại giao của Hàn Quốc. Chính quyền ông Moon tin rằng nếu chỉ duy trì lệnh trừng phạt sẽ không thể gây sức ép để Bắc Triều Tiên từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân của mình; đồng thời cũng không muốn Hàn Quốc bị lôi kéo vào cuộc tranh giành bá quyền giữa Mỹ và Trung Quốc, thể hiện qua lập trường khá mơ hồ trong việc triển khai THAAD - hệ thống tên lửa tự vệ tầm cao ở Hàn Quốc.

Bất luận sự giận dữ từ phía Trung Quốc cho rằng các radar mạnh mẽ của hệ thống THAAD đe dọa an ninh của nước mình, hệ thống tên lửa này đã được triển khai từ tuần trước. Người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu tẩy chay nhiều thương hiệu của Hàn Quốc, đổi lại, nhiều người Hàn Quốc lại “nóng mắt” vì sự trả đũa kinh tế của Trung Quốc và coi đó như cái giá phải trả cho việc bảo vệ mối liên minh giữa Hàn Quốc và Mỹ. Trong chiến dịch bầu cử của mình, ông Moon hứa sẽ xem xét lại việc triển khai này và tiếp tục khẳng định khi đã trở thành Tổng thống.

Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số. Ảnh minh họa

Tập trung phát triển nhân lực số

GD&TĐ - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, để hiện thực hóa các thủ tục phát triển chuyển đổi số, cũng như chuyển đổi cơ chế,
Mbappe sắp sang Thái Lan thi đấu

Mbappe sắp sang Thái Lan thi đấu

GD&TĐ - Kylian Mbappe, Neymar và Lionel Messi … có thể tới Thái Lan thi đấu trận mở màn mùa giải mới 2023-2024 của bóng đá Pháp.
Lukaku được nhiều đội bóng lớn của châu Âu quan tâm.

Chelsea bán Lukaku?

GD&TĐ - Tờ Mirror tiết lộ, Lukaku không nằm trong kế hoạch của HLV Graham Potter, bởi vậy Chelsea sẵn sàng bán anh ở Hè 2023.