Tâm sự của những người tự biến mình thành... trai nhảy

Do ham vui hoặc bị cám dỗ bởi tiền bạc, phục vụ cho lối sống đua đòi và thỏa mãn nhu cầu cá nhân, không ít những chàng trai trẻ đã tự mình “biến” thành trai nhảy.

Tâm sự của những người tự biến mình thành... trai nhảy

Họ lấy đêm làm ngày, hơi thở là ánh đèn sân khấu và những bước chân phiêu du, sống bằng “tiền bo” của thiếu phụ “hàng u” thừa tiền mà lại thiếu… tình.

Vũ trường những đêm “điên” và cạm bẫy

Tam su cua nhung nguoi tu bien minh thanh... trai nhay - Anh 1

Vũ trường là nơi kiếm tình và tiền của những trai nhảy

Vũ trường Venus thành phố biển - điểm dừng chân của giới thượng lưu những đêm cuối tuần. Ánh điện mờ ảo lung linh và tiếng nhạc xập xình du dương, chàng thanh niên to cao đẹp trai với đôi chân điêu luyện dìu ngưới đàn bà luống tuổi trong điệu nhảy Valso.

Anh cố rướn mình để dìu bước chân người đàn bà. Tay phải bám hờ vào hông tránh ánh mắt của người đàn bà đang nhìn đắm đuối. Vũ Khắc Đăng - tên chàng trai ấy, là diễn viên múa của một đoàn ca múa nhạc ở thành phố biển này.

Sau điệu nhảy Valso khai vị, tiếng nhạc rốc inh tai nhức óc chát chúa nổi lên, ắt thì những bước chân thướt tha đằng nãy trở nên liến thắng điên loạn. Lúc này Đăng mới thể hiện hết bản chất hoang dã của mình.

Những động tác lắc ngang, lắc dọc gợi dục bốc lửa, những cái lắc vai, vuốt bộ hạ “khoe hàng” của Đăng cũng không làm cho người bạn nhảy ngượng ngập, ngược lại “bà ta” còn “sung” hơn và tỏ ra thích thú với động tác hoang dã ấy, cũng lắc mông, vuốt ve, và làm những động tác kiểu “trèo cột”.

Tiếng nhạc càng lớn thì Đăng càng lắc mạnh, càng cọ xát. Mồ hôi nhễ nhại, Đăng cởi áo ngoài, lộ rõ bộ ngực trần. Người đàn bà bám vào hai cánh tay vạm vỡ của Đăng tha hồ mà thể hiện những động tác chỉ có ở chốn phòng the. Mà ở vũ trường này đâu chỉ có cặp nhảy của Đăng mới “điên” như thế. Tất cả các cặp khác đều đến đây để được “điên hết mình”.

Tôi biết Đăng là diễn viên của một đoàn ca múa nhạc, bởi thỉnh thoảng Đăng múa sô ở đám cưới cho một nhà hàng ở Vũng Tàu. Tranh thủ lúc giải lao, tôi đến bắt chuyện. Hơi ngỡ ngàng vì sự xuất hiện của tôi.

- Anh cũng đến đây à? Và không quên giới thiệu “Đây là bạn nhảy của em”. Người đàn bà mặt bự son phấn nên có vẻ gượng gạo đành cáo lỗi và nhường chỗ. Dĩ nhiên tôi không quên lời “xin lỗi chị”. Đăng tâm sự thật “Bạn bè gì anh.

Những bà sồn sồn ấy mà, họ có nhu cầu, mình chiều họ thôi” - một đêm ở đây được bao nhiêu tiền? - chẳng kể được, vài triệu cũng nên, tiền bo là chính. Mỗi lần nhảy với khách, thường họ dúi vào tay 200 ngàn.

Cũng có khi gặp “khách sộp muốn ô-vờ-nai” (ý nói có nhu cầu tình cảm qua đêm), thì o-đơ luôn, dĩ nhiên một đêm như thế cũng nặng tay. - Sao em không kiếm việc khác làm tốt hơn? - Hoàn cảnh thôi anh ơi.

Biết là cạm bẫy nhưng nhiều khi phải dấn thân. Biết là kiếm được đồng tiền phải trả giá đắt, phải thức thâu đêm, thậm chí bệnh hoạn, ảnh hưởng đến tương lai vợ con sau này, nhưng lương ở đoàn hơn triệu bạc sao sống nổi. Em đã quen đi nhảy với ánh đèn đêm ở vũ trường này rồi”.

Đem tình yêu hiến dâng… người cao tuổi

Tam su cua nhung nguoi tu bien minh thanh... trai nhay - Anh 2

Ảnh minh họa

Tôi sững sờ gặp Sinh trong vũ trường Newsta ở Bãi trước Vũng Tàu khi cậu ta đang “cắn môi” người đàn bà hơn tuổi mẹ mình trong điệu nhảy rumba. Dù cố tránh mặt trong ánh đèn loang loáng, nhưng không nhầm vào đâu được anh chàng “mã hào quang” được gái “hút” như điện này.

Sinh có hoàn cảnh khá éo le. Bố lấy vợ hai, hai mẹ con bồng trống nhau vào huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiếm sống. Do có giọng hát hay, Sinh chạy sô hát cho các nhà hàng tiệc cưới quanh thành phố. Từ ngày vũ trường Cát Biển đổi tên thành Newsta, Sinh đầu quân và làm “hướng dẫn viên” cho các bà, các cô quá lứa lỡ thì lắm tiền thiếu tình.

Sinh được người đàn bà đáng tuổi mẹ mình bao từ A đến Z. Sau những bước chân điên loạn ở vũ trường, Sinh chở “người yêu” dạo quanh bờ biển và dừng chân ở hộp đêm trong khách sạn hay nhà hàng gần đó.

“Có mất mát gì đâu, mình bỏ tình thì được tiền, thế thôi”. Sinh cao ngạo thế, nhưng tôi hiểu đằng sau những bước chân kiêu hãnh, bộ áo hào hoa ấy là bao dằn vặt lương tâm và tương lai không mấy sáng sủa.

Sinh bảo “Đâm lao thì phải theo lao thôi anh à”. - Sao không kiếm việc khác tốt hơn, rồi còn tương lai nữa chứ? Tôi hỏi. - “Em đã đem tình yêu hiến dâng cho người cao tuổi hết rồi anh ơi”. Sinh cười rồi vội vã bước nhanh ra giữa vũ trường khi bản nhạc cha cha cha bắt đầu nổi lên.

Trai nhảy không phải là một nghề, những đồng tiền họ kiếm được cũng bao nhọc nhằn mồ hôi và cay đắng. Tương lai họ sẽ ra sao khi tuổi trẻ của họ ném vào vũ trường? những hộp đêm tình ái đang vắt dần kiệt sức và những đồng tiền “boa” đang làm họ lu mờ.

Theo Gia Đình VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.