Tạm dừng mọi hoạt động trục vớt tàu Onnekas One

Tạm dừng mọi hoạt động trục vớt tàu Onnekas One

(GD&TĐ) - Sáng 19/6 tại biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế)  hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, công an tỉnh đã có mặt  triển khai kế hoạch trục vớt thi thể công nhân cuối cùng đang mắt kẹt trên bong tàu Onnekas One. Đúng 15 giờ ngày 19/6 đoàn cứu hộ đã dùng 3 ghe đánh cá nhỏ của ngư dân địa phương cùng một tàu lai dắt của Cty TNHH Trục vớt đóng tại thị trấn Bến Lức (H. Bến Lức, Long An)chở mỗi ghe hơn mười người được trang bị áo phao tiếp cận hiệna trường tàu gặp nạn.

Các công nhân vừa thoát chết trên xà lan cạnh tàu gặp nạn
Các công nhân vừa thoát chết trên xà lan cạnh tàu gặp nạn

Nỗ lực cuối cùng

Theo quan sát của chúng tôi tại hiện trường tàu Onnekas One (chủ tàu ở Malaysia) chiều ngang chiếc tàu “có khí độc” rộng 32m, dài 75m đây là phần đầu của chiếc tàu đã bị tách rời. Phía dưới boong tàu có một  lỗ nhỏ rộng hơn 1m2. Công nhân của Cty TNHH Trục vớt cho biết đây là nơi mà một ngày trước thi thể 3 thợ lặn bị nghẹt khí đã được đưa ra từ lối này.

Có mặt trên chiếc tàu xà lan phục vụ cho công nhân tham gia trục vớt, ông Đặng Văn Năng vẫn không thể quên tiếng kêu cứu hối hả của các đồng nghiệp đang tham gia hút nước ra khỏi bong tàu: “Tôi đang nằm võng ở bên xà lan này đột  nhiên nghe một tiếng kêu to “cứu với” vang ra từ phía boong tàu bên kia vọng sang.

Lúc này có 4 công nhân đang xuống phía dưới đáy khoang tàu (cách 15m) so với phần sàn trên của tàu. Thấy vậy Võ Văn Thuận là người đầu tiên nhảy xuống,  cuối cùng là anh  Phan Văn Hiệp (1994, trú tỉnh Tiền Giang) đều chết do khi nhảy vào khoang thì hít phải khí độc trong tàu bị xì ra. Tội lắm mấy chú ơi, chỉ còn một hai ngày nữa là việc tháo nước ở dưới khoang thuyền đã hoàn tất, vậy mà mấy đứa đã đi hết rồi”.

Anh Phan Thanh Sự nhớ lại: “Lúc đó, tôi và 3 công nhân đang làm việc ở phía sau đáy tàu thì nghe mùi gì rất khó chịu bốc lên. Nhìn về phía bơm nước không thấy các đồng nghiệp nên định vào trong khoang xem thì bị ngạt khí. Lúc tỉnh dậy, tôi mới biết mình vừa được cấp cứu ở Bệnh viện Trung ương Huế”.

Ông Đặng Văn Năng thành viên đội cứu hộ kể lại sự việc
Ông Đặng Văn Năng thành viên đội cứu hộ kể lại sự việc

Dùng vịt để lấy mẩu xét nghiệm

Để đưa được thi thể của anh Võ Văn Thuận các thành viên đội cứu hộ đã dùng 2 con vịt cột sợi dây buộc vào chân rồi thả vào trong khoang. Sau đó các chuyên gia kéo vịt ra lấy mẫu xét nghiệm trước khi đeo mặt nạ chống độc lặn vào để đưa thi thể nạn nhân Thuận ra khỏi boong tàu.

Sau hơn 2 tiếng vật lộn giữa biển khơi, bằng các nghiệp vụ linh hoạt thi thể của nạn nhân thứ 4 đã được đưa lên thuyền lai dắt của công Cty TNHH Trục vớt sau đó đưa thi thể anh Thuận về cảng Thuận An để đưa lên xe chở về quê mai táng.

Thượng tá Trần Văn Lợi - Trưởng ban Khoa học công nghệ Bộ chỉ quy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế thành viên đội trục vớt cho biết: Theo nhận định ban đầu của chúng tôi cả 4 thi thể chết đều do ngạt khí độc, Tuy nhiên loại khí này cần xác định được tên gì chúng tôi phải kết hợp với các cán bộ Chi cục Môi trường tỉnh lấy mẫu xét nghiệm mới có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, theo nhận định cá nhân của riêng tôi, nguyên nhân cái chết là do khí mê tan.

Qua điều tra của phóng viên có mặt tại hiện trường nguyên nhân dẫn tới 4 công nhân trên chết thảm là vì khi xuống khoang tàu đã không mang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ hay ống thở ôxy dẫn đến nhiễm độc, ngạt khí. Đây là điều rất đáng tiếc, và cần rút kinh nghiệm trong quá trình trục vớt tàu hỏng, đặc biệt là tại địa bàn các tỉnh miền Trung nơi thường xuyên có thiên tai, bão lụt đe dọa.

Hiện nay mọi hoạt động liên quan trục vớt con tàu trên đtạm dừng vàcông nhân đã được sơ tán ra khỏi hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra.

Được biết, ngoài số tiền 50 triệu đồng mỗi nạn nhân tử vong được Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghệ hàng hải Sài Gòn hỗ trợ, ngành Lao động - Thương binh và Xã  hội tỉnh Thừa Thiên Huế đang phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết vụ tai nạn lao động. Trước mắt, phối hợp với UBND huyện Phú Vang hỗ trợ các nguồn kinh phí cho thân nhân người bị tai nạn, với số tiền 2,5 triệu đồng/người”.

Minh Ngọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.