Tại sao người Nhật vẫn dùng bệ xí ngồi xổm?

Người Nhật luôn đề cao sự thoải mái, hưởng thụ của con người, nên chiếc bồn cầu thiết kế ra cũng phải đảm bảo vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe của người sử dụng. 

Những sự thật thú vị về chiếc bồn cầu ở Nhật dưới đây chắc hẳn khó có thể thấy ở nơi khác.

Bồn cầu ngồi xổm, vừa “đi” vừa tập squat

Thực chất loại bồn cầu đặc biệt này chính là bồn cầu ngồi xổm trước đây khá phổ biến. Dù hiện nay bồn cầu thông minh được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản nhưng loại bệ ngồi xổm này vẫn thường xuyên được sử dụng.

Loại bồn cầu ngồi xổm vẫn được ưa chuộng tại Nhật.
Loại bồn cầu ngồi xổm vẫn được ưa chuộng tại Nhật.

Thậm chí, nhiều gia đình đang quay lại sử dụng loại bồn cầu này vì những lợi ích sức khỏe nó mang lại. Thứ nhất, các nhà khoa học đã chứng minh cách đi vệ sinh đúng chuẩn nhất là ngồi xổm. Đây là tư thế ngồi tự nhiên, giúp tránh các bệnh trĩ, viêm ruột thừa.

Thứ hai, tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh tương tự với tư thế squat khi tập thể dục, giúp căng cơ chân, cơ mông và săn chắc phần dưới. 

Ngoài ra, sử dụng bệ xổm kiểu này còn giúp phòng ngừa lây nhiễm các bệnh ngoài da vì sẽ không ai phải chạm vào phần thành bồn cầu mà người khác đã dùng trước đó. 

Nhiều gia đình chọn kiểu bồn cầu này vì nó không yêu cầu cắm điện như loại bồn cầu thông minh.
Nhiều gia đình chọn kiểu bồn cầu này vì nó không yêu cầu cắm điện như loại bồn cầu thông minh.

Bồn cầu công nghệ cao với hàng loạt chức năng

Chắc hẳn ai lần đầu đến Nhật Bản cũng phải hoảng hốt vì chiếc bồn cầu với hàng loạt nút bấm tại đây. Một trong những chức năng chính của chiếc bồn cầu thông minh này là rửa và sấy khô tự động. 

Chỉ với một nút nhấn, một “cây gậy” nhỏ sẽ hiện ra bên dưới người sử dụng để họ tuỳ chọn cường độ nước hoặc góc phun nước cũng như chế độ sấy khô.

Khi người dùng đứng lên, toilet tự đóng lại, dội nước và tự làm sạch bằng tia cực tím. Ngoài ra nó còn có nút ấn kích hoạt chế độ phun hương thơm giúp khử sạch mùi khó chịu hay những nút chỉnh nhiệt độ để bồn cầu luôn ấm áp vào mùa đông.

Bồn cầu thông minh với hàng loạt nút bấm.
Bồn cầu thông minh với hàng loạt nút bấm.
Vòi phun giúp rửa sạch khu vực "nhạy cảm". Người sử dụng có thể lựa chọn độ mạnh yếu cũng như hướng phun của nước.
Vòi phun giúp rửa sạch khu vực "nhạy cảm". Người sử dụng có thể lựa chọn độ mạnh yếu cũng như hướng phun của nước.

Đặc biệt hơn nữa, bồn cầu công nghệ cao của Nhật còn tinh tế đến mức có chức năng tạo âm thanh nước chảy hoặc phát bài hát để giảm bớt tiếng ồn “nhạy cảm” khi có người sử dụng. 

Bên cạnh việc ấn nút trực tiếp hay sử dụng điều khiển từ xa trong phòng vệ sinh, người dùng cũng có thể kết nối bluetooth với bồn cầu thông minh và điều khiển qua smartphone. 

Thậm chí, nhiều nhà vệ sinh tại Nhật còn có khả năng “nói chuyện” với người sử dụng và có thể điều khiển bằng giọng nói.

Có loại thì bảng điều khiển riêng được lắp bên cạnh bồn cầu.
Có loại thì bảng điều khiển riêng được lắp bên cạnh bồn cầu.
Thậm chí bồn cầu thông minh còn có thể điều khiển bằng smartphone.
Thậm chí bồn cầu thông minh còn có thể điều khiển bằng smartphone.

Bồn cầu tích hợp bồn rửa tay

Loại bồn cầu tích hợp bồn rửa tay phía trên này khá phổ biến tại Nhật. Đây được đánh giá là phương pháp hữu ích để tiết kiệm nước. 

Nước từ bồn rửa tay phía trên sẽ được tận dụng để xả bồn cầu luôn. Ngoài ra, kiểu bồn cầu này còn giúp tiết kiệm diện tích đáng kể.

Bồn cầu tích hợp bồn rửa tay vừa tiết kiệm diện tích vừa tiết kiệm nước.
Bồn cầu tích hợp bồn rửa tay vừa tiết kiệm diện tích vừa tiết kiệm nước.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.