Tại sao khó bỏ lò gạch thủ công ở nông thôn?

Một lộ trình loại bỏ lò gạch thủ công ở nông thôn đã được vạch ra nhưng trên thực tế, thực hiện điều này không dễ. Tại sao lại như vậy?

Tại sao khó bỏ lò gạch thủ công ở nông thôn?

Ngay từ năm 2010, Thủ tướng đã có quyết định số 567 về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Thế nhưng, việc loại bỏ diễn ra khá ì ạch tại nhiều địa phương.

Ví dụ, ở tỉnh Phú Yên, 179 lò gạch ngói thủ công gắn liền với công ăn việc làm của hàng ngàn lao động. Để chuyển đổi sang các dạng thức sản xuất gạch ngói không nung thì những cơ sơ gạch ngói thủ công không có khả năng.

Nếu tháo dỡ lò gạch ngói thủ công, trong khi những người lao động chưa được hỗ trợ chuyển đổi công việc thì điều chắc chắn vào lúc này là khó mà tháo dỡ được.

Đã có những hội nghị bàn cách giải quyết vướng mắc khi loại bỏ các lò gạch ngói thủ công nhưng vấn đềc này vẫn tiếp tục là câu chuyện dài chưa kết thúc.

Người sản xuất chưa thể chuyển đổi, người tiêu dùng vẫn còn nhu cầu sử dụng gạch ngói từ các lò thủ công.

Vì vậy, mặc dù lộ trình đưa ra là đến cuối năm 2014, các lò gạch thủ công ở Phú Yên chấm dứt hoạt động và đầu năm nay, nếu còn cơ sở hoạt động thì sẽ bị xử lý cưỡng chế, nhưng hiện tại, ở nhiều địa phương, các lò gạch thủ công vẫn hoạt động.

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ