Tại sao các diễn viên, ca sĩ tháo chạy khỏi California

Tại sao các diễn viên, ca sĩ tháo chạy khỏi California

(GD&TĐ) - Vì thuế lợi tức tăng và đe doạ tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí đã đua nhau rời bỏ California. Nhưng chính quyền bang không có gì phải lo vì cũng đang xảy ra cuộc di dân qui mô lớn của những người giàu tại các nước đang phát triển đến “bang điển hình của giấc mơ Mỹ”.

California không còn là thiên đường an ninh, an toàn và thuế thấp

Nhà của Arnold Schwarzenegger
Nhà của Arnold Schwarzenegger
 

Các blogger Mỹ đang thảo luận về “đợt tháo chạy khổng lồ” của những ngôi sao biểu diễn khỏi California mà họ gọi là “Mass Exodus”. Hiện có hàng trăm ngôi biệt thự đắt tiền đã được người nổi tiếng rao bán cùng một lúc, chuyện chưa hề xảy ra cách nay khoảng 10 năm.

Trong số nhà rao bán có cơ ngơi của các diễn viên tên tuổi như Arnold Schwarzenegger, Charlie Sheen, Charlize Theron, Harrison Ford, ca sĩ Christina Aguilera, ca sĩ Cher và siêu mẫu Heidi Klum. Ngoài ra còn rất nhiều người nổi tiếng đua nhau từ bỏ cơ ngơi mà họ phải bỏ ra cả đống tiền mới có được. Vậy có điều gì không ổn phía sau “cuộc đào thoát” của những người nổi tiếng ra khỏi “thiên đường của nước Mỹ”? Đi tìm hiểu sâu vấn đề, các nhà phân tích thấy có tác động của CHDCND Triều Tiên khi nước này tuyên bố (chưa được kiểm chứng) đã có tên lửa tầm xa bắn đến tận California và Alaska!

Tuy nhiên, thị trường nhà đất cao cấp của các sao tại California không cần Bắc Hàn răn đe mới xuống dốc, mà tình hình đã khá ảm đạm trước đó từ sau khi quả bóng địa ốc xì hơi. “Người nổi tiếng thường là mục tiêu tấn công của giới kinh doanh địa ốc. Họ được làm cho sợ để ra đi. Nhà rao bán sẽ có người giàu nước ngoài vào mua.

Cũng có thể những người nổi tiếng bắt đầu cảm thấy có quá nhiều lo lắng và bất an khi phải sống tại California, khi bang này không còn là thiên đường của an ninh, an toàn và thuế thấp như trước nữa” – một blogger nhà đất viết. Tình hình tài chính của California (có nền kinh tế lớn hơn nhiều nước trên thế giới) cũng rất tồi tệ. Thâm hụt ngân sách đã lên đến 28 tỉ USD trong năm 2012 và còn tăng nữa.

Mức thất nghiệp cao nhất nước Mỹ: 9,8% so với bình quân dưới 4,7% của cả nước. Từ 2007-2011, giá nhà tại California đã giảm 41%. Nhưng tất cả những vấn đề này vẫn chưa đủ để tạo ra cuộc tháo chạy khổng lồ của những người nổi tiếng trong thị trường địa ốc luôn đắt nhất nước Mỹ, chỉ thua New York.

Nhà của Christina Aguilera
Nhà của Christina Aguilera
 

Thị trường nhà đất ấm lên nhưng cuộc tháo chạy của người nổi tiếng không dừng lại

Đến năm 2012, các tín hiệu xấu mới bắt đầu xuất hiện. Thoạt tiên là chỉ vài người và đến nay là cuộc tháo chạy hàng loạt, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng tên lửa Bắc Hàn. Hiện tượng này tiếp tục xảy ra khi thị trường nhà đất tại California đã nóng lên trở lại. Thời gian bán được một ngôi nhà từ lúc rao giảm còn 29,4 ngày so với 52,2 ngày trong 12 tháng.

Ngoài ra, năm nay, áp lực đối với thị trường nhà thế chấp cũng yếu hơn. Cứ 43 căn hộ thế chấp thì chỉ có một căn được thông báo phải đưa vào diện “bị kéo” theo luật phá sản. Nhưng số căn hộ thế chấp không trả được khoản tiền phải thanh toán đúng hạn giảm xuống còn 25,4%. Năm 2012, có gần nửa triệu căn hộ hay nhà được bán thành công tại California. Giá bình quân 275.000 USD, cao hơn giá năm 2011 10% (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường RealEstateRama). Số nhà đắt tiền bán được cũng tăng. Số căn hộ có giá 500.000 USD bán được trong tháng 3 đã tăng 34% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, nguồn cung các căn hộ giá rẻ đang giảm mạnh. Số căn hộ có giá dưới 300.000 USD được rao bán đã giảm 50% so với năm ngoái. Trong tháng 3 năm nay, giá trung bình căn hộ một gia đình cư ngụ đã trở lại mức cao nhất trong 5 năm: 378.960 USD (số liệu của Hiệp hội Các nhà kinh doanh địa ốc California). Giá nhà bình quân trong tháng 3.2013 cũng tăng hơn năm ngoái. Khi thị trường địa ốc nóng lại, nhiều người muốn bán nhà quyết định chờ đợi thêm một thời gian. Nhưng các ca sĩ, diễn viên thì không chờ được. Lý do là họ không muốn trả thêm thuế thu nhập cho ngân sách bang.

Nhà của Cher
Nhà của Cher
 

Bù đắp từ người giàu nước ngoài

Xu hướng di dân hàng loạt của người nổi tiếng bắt đầu cách nay hai tháng, sau khi 55% cử tri California bỏ phiếu ủng hộ việc tăng thuế lợi tức đối với những người kiếm được trên 250.000 USD/năm. Giải pháp tăng thu ngân sách này được xem là đơn giản và hữu hiệu khi California có đến 6% cư dân là triệu phú. Mức tăng thuế từ 11-32%, tuỳ vào thu nhập.

Tính trung bình, thuế lợi tức hiện nay là 13,3%, biến California thành bang có thuế lợi tức cao nhất nước Mỹ. Hệ quả là nhiều diễn viên, ca sĩ chuyển “hộ khẩu” sang những nơi có mức thuế thấp hơn, giống như tại một số nước châu Âu. Có vẻ như chính quyền bang không quan tâm nhiều đến tương quan giữa việc ra đi của họ và tăng thuế, vì đây không phải là lần tăng thuế đầu tiên từ năm 2000. Thâm hụt ngân sách luôn dẫn đến tăng thuế. Khi nhu cầu nhà ở tăng, nhiều người giàu từ nước khác chọn California làm nơi sinh sống, thì ảnh hưởng cuộc tháo chạy của diễn viên, ca sĩ, người mẫu sẽ giảm.

Người nước ngoài là động lực chính gây ra đợt “nóng” hiện nay trên thị trường địa ốc California và New York. Họ không sợ đe doạ từ Bắc Hàn. Từ 2000-2010, tỷ lệ dân nhập cư có nhà hay căn hộ chung cư tại California đã tăng 82,2% và tại New York tăng 65,1%. Phần lớn giao dịch bằng tiền mặt, phương tiện thanh toán được người nước ngoài ưa thích. Phát ngôn viên của công ty địa ốc DataQuick ở San Diego cho biết giao dịch bằng tiền mặt chiếm 32,4% tổng giá trị nhà và căn hộ bán ra trong năm ngoái tại California, cao rất nhiều so với năm 1991.

Tính chung, số nhà được mua mà không cần thế chấp hay vay mượn ngân hàng tại California đã tăng 16% trong năm 2012, trong 145.797 ngôi nhà và căn hộ bán thành công. Hiệp hội thế chấp ngân hàng (MBA) tin rằng đến năm 2020, người nước ngoài sẽ chiếm hơn 1/3 số nhà sở hữu tư nhân (35,7%) và ¼ số nhà thuê (26,4%) tại California.

Trung Nguyên

(Theo The New York Times)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.