Thông tin trên báo Infonet, PGS TS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Trưởng Khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, bệnh đái tháo đường gia tăng chủ yếu là do lối sống, yếu tố nội tại cộng thêm thói quen lười vận động chính là nguy cơ khiến số người mắc tiểu đường ngày càng tăng.
TS Vân cho biết, ăn nhiều cơm trắng là đường gluco sinh ra nhiều chất bột đường, gây ra tình trạng thừa năng lượng. Nếu lười hoạt động không tiêu thụ hết năng lượng sẽ là nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường" - PGS.TS Diệu Vân nhấn mạnh.
Thói quen ăn nhiều cơm trắng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ảnh minh họa
Quá trình gây nên bệnh đái tháo đường có liên quan đến việc mất cân đối giữa lượng năng lượng hấp thu vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể. Gạo trắng (4 calories/1g) lại là thực phẩm có chỉ số năng lượng cao, thậm chí cao hơn so với bánh mì Pháp (3 calories/1g). Khi ăn cơm gạo trắng nhiều, nguy cơ sẽ thừa năng lượng nhiều. Thừa nhiều năng lượng sẽ có nguy cơ bị mắc đái tháo đường nếu không chịu vận động để tiêu bớt năng lượng.
Cũng liên quan tới vấn đề cơm có liên quan tới bệnh đái tháo đường hay không? Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết, ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga, thông tin trên tờ Zing News.
Theo Straistimes, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y tế công cộng Harvard đã phân tích dữ liệu từ 4 nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.
Ông Zee Yoong Kang, Giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến Y tế (HPB), Singapore cho biết béo phì và đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đường ở phương Tây. Nhưng gạo trắng lại là nguyên nhân khiến người châu Á rất dễ mắc căn bệnh này.
Theo ông Zee, tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Phần lớn người châu Á ăn cơm và mì, thực phẩm chứa nhiều đường và carbs. Trung bình người Trung Quốc ăn 4 bát cơm/ngày, trong khi với khẩu phần này, người Mỹ và Australia ăn trong 5 tuần.
Thông thường tuyến tụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi bạn ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.