Theo Đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình, quả chín có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc, do đó cũng phát huy hiệu quả rất tốt trong việc giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
Lá khế có vị hơi chát, nếu dùng làm thuốc có thể đặc trị những vết lở loét, mụn nhọt, mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp giải nhiệt, phòng chống bị nổi nhọt gây ngứa.
Lá khế giúp giải nhiệt, phòng chống bị nổi nhọt gây ngứa
Lá khế rang chữa trị mề đay
Lá khế đem rửa sạch bụi bẩn, hong lá dưới nắng để lá nhanh khô hơn rồi bỏ vào chảo nóng. Đảo lá đều tay đến khi thấy tất cả lá khế quắt lại.
Khi lá vẫn còn hơi nóng thì lấy chà lên những vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp bệnh lặn nhanh hơn và cảm giác ngứa sẽ giảm.
Lưu ý, lúc vừa sao lá xong nên để lá nguội bớt rồi hãy dùng để chà lên da, nếu không sẽ bị phỏng dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.
Đun nước tắm từ lá khế để chữa trị mề đay
Lá khế 200g sau khi rửa thì dùng tay vò nát ra rồi cho vào nồi có sẵn 2 lít nước. Khi nước sôi cho thêm 2 thìa café muối trắng. Khi nước đã nguội chỉ còn hơi ấm, dùng nước đó để lau lên người và tắm lại bằng nước sạch.
Để tác dụng của lá khế hiệu quả hơn, có thể vắt thêm quả chanh vào nước tắm sẽ hạn chế được các triệu chứng nổi mề đay khó chịu.
Một số công dụng khác của lá khế
Lá khế có tác dụng chữa viêm họng hiệu quả
Chữa bệnh viêm họng
Lá khế tươi 40g, giã nhuyễn ra rồi lấy phần nước pha thêm muối tinh. Dùng hỗn hợp này ngậm 10 phút. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ mang đến hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh viêm họng
Phòng tránh sốt xuất huyết
Lá khế 16g, thêm lá tre, sinh địa, mã đề, sắn dây, lá dâu 12g mỗi loại. Các vị đem sắc lấy nước uống thay thế cho nước lọc.
Trị nám da
Lá khế non còn tươi, giã nhuyễn rồi trộn đều với muối, sau đó thoa đều lên trên bề mặt da bị nám. Để trong khoảng 15-20 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong rồi rửa lại bằng nước sạch.
Áp dụng phương pháp này 2 lần/ tuần không chỉ giúp trị nám hiệu quả mà còn khiến làn da trắng sáng, mịn màng.