(GD&TĐ) - Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, do những mâu thuẫn không thể thỏa hiệp nên đàm phán không thể giải quyết được vấn đề của Syria, ngoại trừ chiến tranh. Có cảm giác giờ G đang đến gần các bên trong cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông này.
Phe ủng hộ
Nga cho tới nay vẩn khẳng định lập trường cương quyết ủng hộ chiếc ghế Tổng thống của ông Assad và không cho phép Mỹ, phương Tây hay bất cứ lực lượng nào dùng vũ lực để lật đổ chính quyền này.
Trên mặt trận ngoại giao, Mátxcơva đã đang và sẽ thực hiện rất nhiều nỗ lực để có thể triệu tập một hội nghị có nhiều bên tham gia nhằm đạt được một thỏa hiệp hòa bình cho Syria. Cùng đó, không khoan nhượng đối với bất cứ hành động nào nhằm gia tăng sức mạnh cho Liên minh nhằm lật đổ Tổng thống Assad.
Việc Nga không phủ nhận vấn đề cung cấp hệ thống S-300 cho Syria cùng lời đáp trả mạnh mẽ lời của Tổng thống Putin trước sự đe dọa của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi ông này đề nghị Mátxcơva hủy hợp đồng bán S-300 cho Tổng thống Assad - đã cho thấy cùng một lúc Mátxcơva đã sẵn sàng cho cả 2 phương án: chiến tranh và hòa bình.
Các nhà phân tích vô cùng ngạc nhiên về khẩu khí lẫn tính hài hước của Tổng thống Putin khi ông khuyên Tel Aviv để vô hiệu hóa S-300 của Syria thì không có cách gì tốt hơn là sở hữu những tổ hợp như thế từ Nga.
Và từ đó nhận định rằng vũ khí Nga đã không cho lực lượng nổi dậy lật đổ được Tổng thống Assad trong xuốt 2 năm qua thì khát vọng của NATO muốn đánh nhanh thắng nhanh tại Syria như từng làm ở Iraq, Libia…sẽ như “cát bị cuốn theo chiều gió”.
Tin mới nhất từ Ukraina cho hay, các cựu chiến binh (CCB) của Nga, Ukraine, Belarus…đã sẵn sàng cho việc thành lập một quân đoàn quân tình nguyện quốc tế (như từng đã có trong lịch sử tại Tây Ban Nha) để chiến đấu bên cạnh Tổng thống Bashar ở Syria.
Iran là một đồng minh chiến lược của Syria. Bất chấp lệnh phong tỏa kinh tế, Tehran đã viện trợ cho Syria một gói tín dụng chưa từng có: 4 tỷ USD. Từ động thái này cho thấy Iran là hoàn toàn tin tưởng vào chiến thắng của Tổng thống Syria.
Ngoài ra, giữa Iran và Syria đã có thỏa thuận về viện trợ quân sự lẫn nhau vì vậy trong trường hợp có một cuộc xâm vào lược lãnh thổ của một nước này, nước kia sẽ đưa quân sang bảo vệ.
Có một câu hỏi rất thú vị về việc liệu Tehran có sở hữu hệ thống S-300 của Nga hay không? Chưa có câu trả lời xác đáng thí thế giới bất ngờ khi Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi tuyên bố, nước này đang đạt được những tiến bộ nhất định trong việc phát triển và chế tạo một phiên bản tự chế của hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-300 của Nga.
Hãng thông tấn Fars cho biết, phiên bản S-300 mà Iran tự chế, Bavar- 373, sẽ mạnh hơn và hiện đại hơn cả S-300 của Nga!
Lebanon là một quốc gia quá “nhỏ bé” nằm kẹt giữa Syria và Israel nên mọi hành động phải hết sức thận trọng. Tuy vậy, Lebanon có một lợi thế- phong trào “Hezbollah”.
Sau lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo của phong trào này - “Hezbollah” sẽ tham chiến ở mặt bên của chính phủ Syria, nếu lực lượng thứ ba nào dám xâm nhập vào Syria từ bên ngoài - lực lượng quân sự này đã phối hợp chuẩn xác với quân đội chính phủ Syria để giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược al-Qusayr, địa điểm nằm giữa biên giới Lebanon-Syria.
Phe muốn lật đổ
Hoa Kỳ khởi động bộ máy chiến tranh bởi những nguyên nhân rất “Hollywood”! Thế nhưng cho dù chiến tranh kéo dài tại Syria tới 27 tháng mà chính phủ Mỹ vẩn “lừng khừng” chưa kéo binh vào đây. Phải chờ cho tới khi có bằng chứng về vũ khí hóa học sử dụng tại Syria, Thượng viện Mỹ mới thông qua luật cho phép cung cấp vũ khí cho lực lượng chính phủ Assad, song song với việc cùng Nga nỗ lực để triệu tập hội nghị “Geneva 2”.
Tuy Pháp rồi đến Anh tố cáo chính phủ Assad đang sử dụng vũ khí hóa học tại chiến trường, song cho đến nay, Tổng thống Obama vẩn chưa xem đó là “giới hạn Đỏ” để Nhà Trắng phát động chiến tranh.
Thay vào đó, Mỹ tổ chức cuộc tập trận thường niên có tên gọi Eager Lion với sự tham dự của hơn 15.000 binh lính tới từ ít nhất 18 quốc gia tại Jordan. Một phần trong cuộc tập trận lần này bao gồm việc phối hợp chiến đấu với tên lửa Patriot và máy bay F-16 của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng đây là cách Lầu Năm Góc trang bị vũ khí hiện đại cho Amman để chống lại S-300 của Nga.
EU trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng “hùa theo” với đồng minh chính của mình - Hoa Kỳ. Báo chí tiết lộ từ rất lâu các đơn vị đặc nhiệm của Anh và Pháp đã có mặt tại chiến trường Syria.
Tuy EU đã dỡ bỏ lệnh cấm việc cung cấp vũ khí, song lại nhấn mạnh rằng: “Mỗi nước thành viên bây giờ phải tự quyết định sẽ hành động như thế nào cho hợp lý”. Như vậy nội bộ EU có vấn đề: Ai có quyền lợi tại Syria thì cứ việc hành động, còn ai không lợi “tọa sơn quan hổ đấu”. Miễn là đừng lấy tiền chung để hỗ trợ cuộc chiến.
Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan đều hành xử như nhau: Trục lợi. Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi điểm đầu tiên khi NATO vội vã xây dựng rào tên lửa đất đối không trên biên giới với Syria. Jordan đã đưa ra một yêu cầu như thế và cũng được tại nghuyện vì sau cuộc tập trận này,
Lầu Năm Góc sẽ để lại cho Jordan 24 máy bay F-16 và hai tổ hợp “Patriot”. Còn những gì sau đó mà 2 quốc gia này sẽ làm là “lựa gió bẻ măng”.
Ai cần hòa bình?
Đó chính là người dân Syria. Nhưng họ lại không thể tự quyết. Các thế lực có quyền lợi lớn và tiềm lực lớn ở Trung Đông đều muốn đưa Damascus vào quỹ đạo ảnh hưởng của mình.
Nhìn vào bàn cờ sẽ thấy việc chiến tranh nổ ra ở đây là rất khó vì lực lượng ủng hộ quân chống chính phủ Asad không thể nắm chắc chiến thắng trong tay. Vì vậy giờ G có lẽ là thời điểm đi tới một dàn xếp hòa bình.
Chiến tranh cũng như đấu cờ đều có nhiều ván. Bất luận mỗi ván kết thúc ra sao, mong muốn nhất của người Syria vẩn chỉ là hòa bình để có thể mưu cầu cuộc sống hạnh phúc hàng ngày. |
Nguyễn Thành Minh
(Theo The Moscow Times)