Tiết lộ bí quyết đánh... “giặc nghiện” hiệu quả

GD&TĐ - Tiết lộ về bí quyết kỳ diệu chuyển hóa một con người đã hút thuốc, uống rượu bền vững, TS. Phan Quốc Việt chia sẻ, chỉ có thói quen tốt đủ mạnh mới đè bẹp được tật xấu. 

Anh Nguyễn Văn Vinh đang luyện kỹ năng đứng trên con lăn và đội chai nước.
Anh Nguyễn Văn Vinh đang luyện kỹ năng đứng trên con lăn và đội chai nước.

Nói đến "giặc nghiện", ai nấy đều dễ hình dung cảnh tán gia bại sản của gia đình có con nghiện.  

"Giặc nghiện" cũng lắm loại, từ nghiện thuốc lá, nghiện rượu, đến nghiện cờ bạc, lô đề, nghiện ma túy, nghiện chơi games, nghiện thế giới ảo dẫn đến mất cân bằng trong thế giới thực… Mỗi loại giặc này có sức tấn công khác nhau, thủ đoạn cũng đa dạng và tinh vi, xảo quyệt, nên việc kháng cự, hoặc đánh giặc là rất khó khăn.

"Giặc nghiện" trong mỗi gia đình có thể rơi vào bất cứ ai, từ một người bố đang là trụ cột gia đình, hay người mẹ đang là người giữ lửa ấm gia đình, thậm chí là người ông đạo mạo trước con cháu, hoặc người bà lẽ ra rất ấm áp, hào phóng trước đàn cháu con, hay đứa cháu đích tôn được chiều chuộng…

Và khi đã bị "giặc nghiện" chiếm hữu, thì con nghiện bất kể vị trí trong gia đình, đều mất hết nhân cách, tấn công tàn bạo, hoặc phá hủy lặng lẽ chính gia đình thân yêu của mình.

Hiện nay ở nước ta, "giặc nghiện" như một thứ mầm bệnh lây lan nhanh. Đơn cử như việc nghiện ma túy, nước ta có tới 120 cơ sở cai nghiện ma túy chuyên nghiệp, nhưng khi cai nghiện xong thì tới 90% tái nghiện. Nghĩa là việc được tập trung đi cai nghiện, tại cơ sở chuyên nghiệp, đã vô cùng chật vật, đến khi cai nghiện xong, trở lại với cộng đồng, thì lập tức tái nghiện.

Công sức, chi phí đầu tư cai nghiện rất lớn nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. Chưa kể với 120 cơ sở cai nghiện kia, mới chỉ đang điều trị cho 40.000 người nghiện đã quá tải, khiến công tác cai nghiện gặp nhiều trục trặc.

Và còn biết bao "giặc nghiện" ma túy còn chưa có điều kiện đi cai nghiện tại các cơ sở chuyên nghiệp, đang tác oai tác quái, gieo tai họa và tàn phá chính gia đình mình, bản thân mình.

Có lẽ, hơn lúc nào hết, đất nước ta cần có một phong trào Toàn dân đánh "giặc nghiện”.

Vậy kể cả khi toàn dân đồng sức đồng lòng đánh "giặc nghiện", theo lời kêu gọi của Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh&Xã hội Đào Ngọc Dung, thì ta đánh bằng cách nào? Nếu cứ đánh với phương pháp cũ mà hiệu quả quá thấp (chỉ 10%) ta sẽ khó thắng.

Theo Tiến sĩ Phan Quốc Việt, đỉnh cao của làm người minh mẫn, là tự kiểm soát, tự điều chỉnh. Với "giặc nghiện", tại Trung tâm Tâm Việt, việc điều trị lại là một trò chơi hứng thú, cai nghiện hiệu quả cao, trong thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa, không chỉ đánh đuổi hoàn toàn "giặc nghiện" mà còn đổi đời cho con người.

Đơn cử trường hợp của một người nghiện rượu, nghiện thuốc lá đã ba thập niên là anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Động Giã, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Ở thôn Động Giã, người ta đã biết anh quá rõ và quen gọi anh là “thằng nát rượu” hay Vinh nát. Hơn 40 tuổi, đã lên chức ông ngoại, vẫn bị thôn xóm gọi là “thằng”, nhưng anh Vinh chẳng màng đến hình ảnh cá nhân của mình làm gì.

Tâm trí anh đã bị con ma men chiếm đoạt từ lâu. Hàng chục năm làm "giặc nghiện" trong nhà, anh cơ bản đã tàn phá xong kinh tế gia đình. Khi gia đình mình không còn gì để phá, anh đi lừa để phá tiếp các gia đình trong dòng họ, trong làng mình ở.

Khi anh Vinh được đưa đến Trung tâm kỹ năng mềm Tâm Việt, anh được điều trị theo liệu trình đặc biệt, đó là phương pháp mới, hiệu quả dành cho con nghiện mới được Trung tâm kỹ năng mềm Tâm Việt phát minh trong thời gian qua, được gọi là “Siêu cao tốc dịch chuyển nơ-ron thần kinh” (Superneuro Highway).

Phương pháp này thành công là do áp dụng khoa học thần kinh, kết nối đường truyền, hay tiếng phổ thông gọi là tạo thói quen, thói quen chính là nơ ron thần kinh nối chặt lại với nhau, khi đã nối chặt, thì cứ thế mà làm, thành tự động hóa, mạnh hơn tất cả những mong muốn khác.

Chỉ sau nửa tháng rèn luyện đứng trên con lăn và tung hứng bóng, anh Vinh đã chuyển hóa thần kỳ. Anh vui sống ngay tại Trung tâm, không uống rượu nữa, cùng luyện tập hăng say với các em bé tự kỷ đang được chăm sóc và luyện tập tại đây. Anh Vinh hiện nay dồn tâm sức tập một kỹ năng làm xiếc cực khó.

Không những bỏ rượu, bỏ thuốc lá, hàng ngày tại Trung tâm Tâm Việt, anh Vinh chăm chỉ luyện đi xe đạp một bánh, tung ba bóng như một nghệ sĩ xiếc.

Tiết lộ về bí quyết kỳ diệu chuyển hóa một con người đã có thói quen hút thuốc, uống rượu bền vững, TS. Phan Quốc Việt chia sẻ, chỉ có thói quen tốt đủ mạnh mới đè bẹp được thói quen xấu. Người đã có thói quen xấu bền vững thì khuyên nhủ không thể lay chuyển được, chỉ có cách hiệu quả là luyện thiền động bằng đi xe đạp một bánh, tung bóng, tạo thành thói quen mới.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa, khi anh Vinh rất gắn bó với trung tâm và các thầy cô tại đây, và cũng không ngần ngại thổ lộ ước muốn rèn luyện bản thân cho thật tốt, rèn kỹ năng giỏi, để sau này có thể làm thầy huấn luyện và chăm sóc cho các cháu tự kỷ.

Từ một “thằng nát rượu”, anh Vinh có thể trở thành thầy giáo trong trung tâm giáo dục đặc biệt, và tìm lại chính mình, trong vai trò một người đàn ông trưởng thành, người chồng, người cha trong gia đình của anh. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.