Sức khỏe các tình nguyện viên tiêm thử nghiệm mũi 2 vắc xin COVIVAC ra sao?

GD&TĐ - Hiện sức khỏe của 6 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm mũi 2 vắc xin COVIVAC phòng COVID-19 "made in Việt Nam" đều ổn định, không có gì bất thường.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Đại diện Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, hiện sức khỏe 6 tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm mũi 2 vắc xin COVIVAC phòng COVID-19 của Việt Nam đều ổn định, một số người chỉ có phản ứng đau nhẹ tại vết tiêm.

Sau khi tiêm mũi 2, các tình nguyện viên này được theo dõi tại chỗ trong 4 giờ đồng hồ, sau đó được về nhà theo dõi.

Dự kiến, các mốc 3 ngày và 6 ngày sau khi tiêm mũi 2, tình nguyện viên sẽ được cán bộ y tế gọi điện kiểm tra theo dõi sức khỏe; tình hình sơ bộ của tình nguyện viên.

Ngày 19/4 tới, 6 tình nguyện viên này sẽ được quay lại tái khám và đánh giá sau tiêm.

Các bác sĩ sẽ thu thập thông tin về các biểu hiện: Đau, sưng, đỏ, buồn nôn… của tình  nguyện viên; đánh giá, so sánh phản ứng sau tiêm liều 2 với liều 1 trước đó.

Trước đó, 6 tình nguyện viên này là những người đầu tiên được tiêm thử nghiệm mũi 1 vắc xin COVIVAC tại Đại học Y Hà Nội vào ngày 15/3; và tiêm mũi 2 vào ngày 12/4.

COVIVAC do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển là vắc xin thứ 2 của Việt Nam đã tiến đến bước thử nghiệm lâm sàng.

Tính đến hiện tại, đã có 96 tình nguyện viên được tiêm thử nghiệm vắc xin này. Đa số các tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm chỉ gặp những phản ứng mức độ nhẹ sau tiêm như đau vết tiêm, đau đầu, đau cơ...

Vắc xin COVID-19 mang tên COVIVAC do IVAC nghiên cứu, phát triển. Đánh giá ban đầu, vắc xin có hiệu quả với biến chủng của Anh và Nam Phi..

TS Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết dự án nghiên cứu thử nghiệm vắc xin COVIVAC của IVAC trực thuộc Bộ Y tế được nghiên cứu từ tháng 5/2020 trên cơ sở hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế sản xuất.

Theo tính toán, mỗi liều vắc xin COVIVAC không quá 60.000 đồng, 7 tháng nghiên cứu (từ tháng 5 đến tháng 12/2020), Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế đã sản xuất thành công 3 lô liên tiếp trên quy mô lớn, từ 50.000 đến 100.000 liều mỗi lô.

Đề cương nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của vắc xin COVIVAC đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và hội đồng đạo đức cấp cơ sở của các đơn vị liên quan chấp thuận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.