Sốt không đơn giản như bạn nghĩ

Sốt là một phản ứng của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu không biết cách hạ sốt lại gây nhiều phiền toái, thậm chí nguy hiểm cho trẻ.

Sốt không đơn giản như bạn nghĩ
Sot khong don gian nhu ban nghi - Anh 1

Sốt không đơn giản như bạn nghĩ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị sốt hơn người lớn. Hơn nữa, do trẻ chưa biết bày tỏ những triệu chứng bệnh mình gặp phải nên có thể khiến cha mẹ bị bối rối trong việc phân biệt và xử trí cơn sốt cho trẻ.

Hiểu lầm về triệu chứng sốt của không ít bậc cha mẹ

Sai lầm thứ nhất: Chỉ cần sờ là đã có thể biết nhiệt độ của con khi bị sốt

Quan niệm này vô cùng sai lầm, nếu chỉ dựa vào đó để kết luận trẻ bị sốt và cho uống thuốc hạ sốt thì có thể nguy hiểm cho trẻ.

Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, do trẻ vận động mạnh, khóc nhiều, vừa ở trong chăn ấm hoặc ở chỗ có nhiệt độ cao (gần bếp lửa)... thân nhiệt của trẻ cũng tăng hơn bình thường một chút nên nếu sờ vào sẽ thấy ấm tay.

Nhưng đó chỉ là tăng nhiệt độ ngoài da và sau khoảng 15-20 phút là da trẻ lại mát như bình thường. Bởi vậy, để xác định trẻ có bị sốt hay không, cha mẹ phải dùng cặp nhiệt độ chứ không nên chủ quan tin vào cảm giác của mình.

Dùng cặp nhiệt độ còn có tác dụng kiểm tra xem trẻ sốt cao hay thấp, có cần uống thuốc hạ sốt hay chưa...

Bình thường, trẻ nhỏ sẽ bị sốt nếu có các đặc điểm sau: Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C; Nhiệt độ ở nách cao hơn 37 độ C.

Sot khong don gian nhu ban nghi - Anh 2

Tất cả các cơn sốt đều có hại cho trẻ và gây co giật.

Không phải cơn sốt nào cũng dẫn đến co giật như vậy. Nếu là sốt liên quan đến virus gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai giữa, hệ thống tiêu hóa... thì người bệnh có thể bị co giật. Còn sốt do vi trùng gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não thì hiếm có tình trạng co giật do sốt.

Nếu trẻ có biểu hiện co giật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, đặt trẻ nằm ngửa hoặc nghiêng trên bề mặt mềm và theo dõi. Nếu thấy cơn co giật xảy ra liên tục trong khoảng 5 phút thì cần đưa con đi bệnh viện để được bác sĩ kịp thời cứu chữa.

Sai lầm thứ hai: Sốt càng cao càng chứng tỏ nguyên nhân gây sốt vô cùng nghiêm trọng

Trẻ sốt cao không chứng tỏ được nguyên nhân gây sốt có nghiêm trọng hay không. Tính chất của mỗi cơn sốt tùy thuộc vào cả thể chất của trẻ. Nếu trẻ yếu, sức đề kháng kém có thể bị sốt cao ngay khi mới phát bệnh. Thậm chí, có trường hợp sốt cao vì nắng nóng, mất nước, lại ở trong môi trường bức bối, ngột ngạt... nên sốt càng cao hơn.

Để biết trẻ có đang bị bệnh gì nguy hiểm, tình trạng bệnh trầm trọng hay chưa thì cha mẹ cần theo dõi các cơn sốt của trẻ kèm theo những triệu chứng khác. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu vô cùng mệt mỏi, đau ở các vùng cơ thể hoặc kèm theo nôn mửa, chảy máu... thì càng không nên chủ quan.

Sot khong don gian nhu ban nghi - Anh 3

Sai lầm khi chăm sóc và hạ sốt cho trẻ

Không chỉ hiểu lầm về tính chất của các cơn sốt, một số cha mẹ còn mắc phải sai lầm khi hạ sốt cho con. Dưới đây là 3 sai lầm điển hình nhất mà chắc chắn hầu hết các mẹ đều đã từng mắc phải:

Sai lầm thứ nhất: Tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị bằng thuốc hạ sốt

Sự thật là, mẹ chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi đó là sốt cao (38, 5 độ C trở lên) hoặc khiến trẻ khó chịu chứ không phải dùng lúc nào cũng được. Nếu đó là cơn sốt nhẹ, trẻ không cảm thấy mệt mỏi, vẫn có thể chơi và ăn uống bình thường chỉ không nhất thiết phải uống thuốc.

Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng.

Sai lầm thứ hai: Quấn con thật kĩ, nhất là khi trẻ kêu lạnh

Chắc chắn đây là sai lầm của 7-8/10 bà mẹ khi chăm sóc con bị sốt. Chỉ cần nghe con kêu rét run là mẹ đã sốt ruột vội vàng đắp chăn kín mít, đi tất, mặc thêm áo cho trẻ. Nhưng mẹ có biết rằng điều này cực kì nguy hiểm vì sẽ càng làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao và đến khi lên "đỉnh điểm" thì trẻ co giật, tím tái".

Đặc điểm khi bị sốt là nếu sốt quá cao sẽ làm cho người bệnh rét run, chân tay lạnh ngắt, thậm chí nổi vân tím ở chân. Đó là do hiện tượng co mạch ngoại vi nên tạo ra cảm giác lạnh nhưng thực tế nhiệt độ trong người rất nóng.

Vì vậy, dù trẻ kêu lạnh thì cha mẹ vẫn phải nhớ nguyên tắc quan trọng trong hạ sốt cho trẻ là làm thoáng phòng để có không khí cho trẻ thở, dùng thuốc hạ sốt để giảm nhiệt độ cơ thể...

Sot khong don gian nhu ban nghi - Anh 4

Sai lầm thứ ba: Tự ý dùng thuốc

Vì quá nóng ruột mà không ít mẹ đã tìm mọi cách để hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách dùng nhiều biện pháp hạ sốt cùng lúc, ví dụ như cho uống thuốc hạ sốt kết hợp đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn, lau người cho con bằng nước ấm, dán miếng dán hạ sốt... Hoặc cũng có người dùng thuốc hạ sốt liên tục, chỉ sau 1-2 tiếng lại cho con uống một lần chứ không cần 4-6 tiếng như khuyến cáo của bác sĩ.

Có thể nói, đây là sai lầm cực kì nghiêm trọng và đe dọa tính mạng trẻ. Việc giảm sốt cần được thực hiện từ từ, vì khi đó cơ thể trẻ mới thích nghi được. Nếu giảm sốt đột ngột, cơ thể trẻ không chịu được sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh có thể dẫn tới sốc nhiệt độ rất nguy hiểm.

Sot khong don gian nhu ban nghi - Anh 5

Hạ sốt đúng cách cho trẻ

Để hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Khi trẻ bị sốt nhẹ: Cho trẻ mặt quần áo thoáng hoặc chỉ cần cởi bớt quần áo theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ và cho trẻ uống nhiều nước.

Khi trẻ bị sốt vừa:

- Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.

- Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm: Sử dụng 5 khăn ướt nhỏ: 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,50C hoặc sau khi đã lau 30 phút. Lau khô và cho bé mặc lại đồ mỏng.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ