Sơn La chi hơn 334 tỷ đồng xây dựng các dự án cấp bách khắc phục hậu quả mưa bão

GD&TĐ - Chiều ngày 25/9, UBND tỉnh Sơn La tổ chức họp đưa ra các giải pháp, chi hơn 334 tỷ đồng xây dựng các dự án cấp bách khắc phục hậu quả mưa lũ.

Toàn cảnh cuộc họp đưa ra các giải pháp khắc phục mưa lũ.
Toàn cảnh cuộc họp đưa ra các giải pháp khắc phục mưa lũ.

Do chịu thiệt hại từ hoàn lưu cơn bão số 2, số 3, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây ra lũ, làm 12 người chết, 1 người mất tích, 7 người bị thương.

Mưa lũ làm 3.735 nhà bị thiệt hại, hơn 4.600 ha lúa, 600 ha rau màu, trên 1.066 ha cây trồng hằng năm; trên 13.000 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại; 206 công trình thủy lợi, 20 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng; 79 vị trí cột điện trung thế, 387 cột điện hạ thế bị gẫy đổ, nhiều công trình giao thông bị hư hỏng… Ước thiệt hại trên 666 tỷ đồng.

IMG_20240925_182557.jpg
Ông Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu.

Trước tình hình thiệt hại mưa lũ, tỉnh Sơn La đang tập trung nguồn lực sắp xếp, ổn định dân cư vùng thiên tai, nhất là với những địa phương đang phải di dời dân khẩn cấp các hộ dân do có nguy cơ sạt lở cao, như: Huyện Mường La, Sông Mã, Phù Yên, Bắc Yên...

Trên cơ sở báo cáo đề xuất các huyện, thành phố và qua kiểm tra một số công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Sơn La lập danh sách dự án khẩn cấp cần khắc phục ngay, sử dụng ngân sách tỉnh năm 2024 đợt 3, gồm 25 công trình, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 42,2 tỷ đồng; 8 dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai khẩn cấp 480 hộ dân, đề nghị sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ, dự kiến kinh phí hơn 292 tỷ đồng.

IMG_20240925_182636.jpg
Ông Phùng Mạnh Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Mường La nêu thiệt hại mưa lũ làm ảnh hưởng đến tài sản, hoa màu, đời sống của người dân. Đồng thời, đưa ý kiến đề xuất hỗ trợ thiệt hại tại địa bàn huyện để người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất và kinh doanh.

Chủ trì cuộc họp, ông Hoàng Quốc Khánh, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đề nghị, các địa phương tiếp tục phát huy phương châm “4 tại chỗ” khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời khẩn trương khôi phục, phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Khánh cũng yêu cầu, các huyện bị thiệt hại chủ động rà soát, xây dựng các điểm bố trí, sắp xếp dân cư, đảm bảo các điều kiện phục vụ sinh hoạt. Đặc biệt là chú trọng lựa chọn các hạng mục cấp bách để triển khai trước, xác định rõ tổng mức đầu tư trước khi đề xuất dự án... Từ đó, giúp người dân và doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.