Bạn có tin rằng “Beauty and the Beast” (Người đẹp và Quái vật), câu chuyện nổi tiếng về mối tình lãng mạn giữa Bella và Quái vật được chuyển thể thành phim lại bắt nguồn từ một câu chuyện có thật trong lịch sử?
Đó là câu chuyện về cuộc đời hạnh phúc và cũng đẫm nước mắt của chàng thanh niên người Tây Ban Nha Petrus Gonsalvus, sinh năm 1537 tại quần đảo Canary.
Petrus mắc hội chứng rậm lông di truyền (hypertrichosis), hay còn gọi là hội chứng "Người sói". Căn bệnh đột biến gen hiếm gặp này làm cho gương mặt và cơ thể Petrus phủ kín một lớp lông dày rậm, trông như “Người sói” trong truyền thuyết. Điều đó đã khiến cuộc đời của Petrus lâm vào bi kịch vì không được đối xử như một con người bình thường.
Petrus Gonsalvus mắc hội chứng rậm lông di truyền (hypertrichosis), hay còn gọi là hội chứng "Người sói".
Hoàng thất quý tộc của Châu Âu vào thời đó có một loại truyền thống bất thành văn, đó chính là lấy việc “sở hữu loài vật đặc biệt” để chứng tỏ địa vị của bản thân. Vì vậy, cha của Petrus lấy đứa con trai mới 10 tuổi của mình làm lễ vật, dâng tặng cho vua Henri II của nước Pháp vào ngày nhà vua đăng quang.
Cậu bé bị giam trong ngục tối chỉ để mọi người ngắm nhìn và bị đối xử như một con thú mọi rợ.
Nhưng sau một thời gian quan sát, các bác sĩ thấy rằng Petrus hoàn toàn là một cậu bé bình thường và không có hành vi thú tính nào. Vì vậy, vua Henri đã quyết định để cho "Người sói" sống một cuộc sống quý tộc - được ăn ngon, mặc đẹp và giáo dục đàng hoàng.
Cứ như thế mà học vấn của Petrus trở nên rất uyên bác, thành thạo 3 ngôn ngữ gồm tiếng Pháp, Latin và Hy Lạp. Petrus trở thành một thành viên quan trọng trong hoàng gia khi giúp nhà vua tiếp khách và quý tộc nước ngoài.
Lúc đó, vua Henri II muốn tìm cho Petrus một người vợ nhưng vì ngoại hình của Petrus thực sự rất đáng sợ nên mãi đến khi vua Henry II qua đời, chuyện hôn sự của Petrus vẫn không có kết quả.
Sau đó, hoàng hậu Catherine lên nhiếp chính, quyết định hoàn thành di nguyện của chồng mình. Song sự thật, Catherine nóng lòng muốn tìm vợ cho cũng là xuất phát từ lòng tham của bản thân. Bà toan tính rằng, nếu như con của Petrus cũng có nhiều lông, bà sẽ có thể đem những “em bé lông” này tặng cho những quý tộc Châu Âu khác để nâng cao địa vị của mình.
Catherine de’ Medici cuối cùng cũng tìm được vợ cho Petrus. Điều bất ngờ là cô gái ấy đã cảm mến tấm lòng chân thành của chàng Quái vật dù ngoại hình của anh có như thế nào đi chăng nữa giống như trong câu chuyện sau này. "Người sói" và vợ đã chung sống hạnh phúc với nhau và có với nhau 7 người con.
"Người sói" Petrus và vợ đã chung sống hạnh phúc với nhau 40 năm và có với nhau 7 người con.
Chẳng may, 4 đứa con của "Người sói" bị mắc căn bệnh di truyền của cha. Do đó, Hoàng hậu Catherine đã bắt gia đình của Petrus phải diễu hành quanh khắp các cung điện khắp Châu Âu để mua vui cho giới quý tộc.
Dù ăn mặc sang trọng, quý phái song trên thực tế, họ chẳng khác gì những con thú xiếc, bị bóc lột để trở thành thú vui tiêu khiển và bị nhà khoa học khắp nơi đem ra nghiên cứu.
Tệ hơn, những đứa trẻ đầy lông lá còn bị gửi đi làm quà cho những nhà quý tộc khác. Petrus và vợ sau đó, đã rời khỏi nước Pháp và chuyển đến sống lặng lẽ tại Ý. Họ đã sống với nhau hết phần đời còn lại, một cuộc sống vô cùng bình dị, mang theo trong mình nỗi đau phân ly đến hết cuộc đời.
Hạnh phúc và khổ đau, yêu thương và ly biệt có lẽ là cái kết cho "Người đẹp và Quái vật" ngoài đời thật.
Gia đình "Người đẹp và Quái vật" phiên bản thật.
Cảm động trước câu chuyện của Petrus, hơn 100 năm sau, tác giả người Pháp Gabrielle-Suzanne de Villeneuv đã lấy hai vợ chồng Petrus làm nhân vật chính, viết nên tiểu thuyết "La Belle et la Bête" vào năm 1740. Đây cũng chính là phiên bản câu chuyện "Người đẹp và Quái vật" mà chúng ta biết đến ngày nay.
Tác giả người Pháp Gabrielle-Suzanne de Villeneuv vô cùng cảm động trước câu chuyện của Petrus. Bà lấy hai vợ chồng Petrus làm nhân vật chính và viết nên tiểu thuyết "La Belle et la Bête" vào năm 1740, cũng chính là phiên bản câu chuyện "Người đẹp và Quái vật" mà chúng ta vẫn được biết đến ngày nay.