Sinh viên báo chí gây quỹ bảo vệ rừng

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức biểu diễn kịch hình thể, gây quỹ góp cây xanh trồng rừng.

Vở kịch hình thể lên án nạn phá rừng. Ảnh: BTC.
Vở kịch hình thể lên án nạn phá rừng. Ảnh: BTC.

Mới đây, nhóm sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức chương trình biểu diễn kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng, với thông điệp "gửi hy vọng vào ánh mắt rừng xanh".

Sự kiện thu hút hơn 300 sinh viên, phụ huynh và giảng viên trong, ngoài trường tham gia. Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán vé được góp vào dự án “Góp một cây là góp rừng” của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, hỗ trợ các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, tái tạo lại những mảng xanh sinh thái.

Võ Thảo Minh - Trưởng Ban Tổ chức chia sẻ, kịch hình thể là một loại hình nghệ thuật chưa phổ biến ở Việt Nam. Việc chọn loại hình này làm nền tảng cho chương trình, không chỉ gợi được sự tò mò mà còn mang đến những khía cạnh độc đáo, đồng thời truyền tải thông điệp một cách sâu sắc và chạm đến trái tim khán giả.

ban-sao-cua-1ak3424.jpg
Vở kịch không sử dụng lời thoại mà diễn đạt câu chuyện thông qua hành động và biểu cảm. Ảnh: BTC.

“Môi trường từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta. Trước tình hình đó, chúng em mong muốn chương trình khơi dậy ý thức trách nhiệm ở mỗi người về vai trò của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường. Chỉ cần những hành động thiết thực, dù là nhỏ cũng có thể góp phần xây dựng một tương lai xanh và bền vững hơn", Thảo Minh cho hay.

Trong đêm diễn, chương trình mang đến vở kịch được xây dựng dựa trên nguyên tác truyện ngắn “Muối của rừng" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhằm khơi gợi sự đồng cảm và lan tỏa thông điệp bảo vệ rừng.

Ấn tượng bởi sự chỉn chu và chi tiết của một vở kịch hình thể, Phạm Quang Độ (sinh viên năm 4, ngành truyền thông đa phương tiện) cho hay, các bạn sinh viên đã làm rất tốt để đem đến cho khán giả một chương trình lung linh với mạch cảm xúc trọn vẹn.

"Mình nghĩ ai đã xem xong chương trình, đều đồng lòng muốn cùng các bạn trồng thêm thật nhiều cây xanh", Độ cho biết thêm.

img-4373.jpg
Quà tặng ý nghĩa cho mỗi khán giả tham gia Mắt Rừng. Ảnh: Thùy Linh.

Chia sẻ tại chương trình, bà Phan Thị Thùy Dung - đại diện Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia cho biết, nhờ sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức, trong những năm qua Gaia đã trồng hơn 1 triệu cây xanh trên 10 khu rừng đầu nguồn ở Việt Nam, hưởng ứng đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, góp phần giúp Việt Nam tăng tỉ lệ rừng.

"Khi các bạn chuyển khoản một cây góp rừng, các bạn được để lại lời nhắn và Gaia sẽ trồng cây với lời nhắn online đó. Chỉ cần đăng ký, Gaia sẽ gửi báo cáo giám sát rừng trong vòng 4 năm liên tục, mình sẽ biết được cây mình trồng trong vòng 4 năm đó phát triển như thế nào. Hằng tháng, chúng mình đều quay lại giám sát khu rừng đó và rất vui khi thấy một mảnh đất trống giờ đây được phủ xanh", bà Dung nói.

"Chương trình góp một cây là góp rừng" là sáng kiến của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia nhằm kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng chung tay đóng góp, trồng rừng đầu nguồn tại Việt Nam, với mục đích khôi phục hệ sinh thái, tạo nơi sinh sống cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm.

Hiện nay, Gaia đẩy mạnh trồng rừng tại nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Bến En, Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên,...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Nguyễn Hồ Hải, Tân Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau.

Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy

GD&TĐ - Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, nhiệm kỳ 2020 – 2025.