Sao Liverpool ‘trượt’ đội hình xuất sắc nhất châu Á

GD&TĐ - Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới (IFFHS) mới đây công bố danh sách đội hình Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á năm 2021.

Danh sách đội hình xuất sắc nhất châu Á năm 2021 do IFFHS bình chọn.
Danh sách đội hình xuất sắc nhất châu Á năm 2021 do IFFHS bình chọn.

Nhật Bản có tới 5 cái tên góp mặt, bao gồm 3 cầu thủ trong đội hình chính và 2 trong đội hình dự bị. Cụ thể, đội hình chính có Takehiro Tomiyasu, Takefusa Kubo và Yuya Osaka, còn Gaku Shibasaki và Hiroki Sakai dự bị. Khá bất ngờ khi ngôi sao Takumi Minamino của Liverpool ‘trượt’.

IFFHS cũng điền tên ngôi sao Son Heung-min (Hàn Quốc/Tottenham) trên hàng công, đá cặp cùng Sardar Azmoun (Iran) và  Ali Mabkhout (UAE). Do đó, bất ngờ tiền đạo Hwang Hee Chan (Hàn Quốc) chỉ có tên trong đội hình dự bị.

Hàng tiền vệ có sự góp mặt của Takefusa Kubo và Yuya Osaka, chơi bên cạnh bộ đôi tuyển thủ Nhật Bản là Wu Lei - ngôi sao của tuyển Trung Quốc đang chơi tại Tây Ban Nha.

Hàng phòng ngự 4 người, bao gồm: Takehiro Tomiyasu (Nhật bản) và Yasser Al Sharani (Saudi Arabia), Hossein Kanaanizadegan (Iran) và Abdel Karim Hassan (Qatar).

Trấn giữ khung thành trong đội hình Tiêu biểu châu Á năm 2021 là Mathew Ryan (Australia/ Real Sociedad).

Danh sách 7 cầu thủ dự bị gồm có Hwang Hee Chan (Hàn Quốc/Wolves), Akram Afif (Qatar/Al Saad), Gaku Shibasaki (Nhật Bản/Leganes), Hiroki Sakai (Nhật Bản/Urawa Red Diamonds), Mohammed Al Owais (Saudi Arabia/Al Ahli), Mehdi Taremi (Iran/Porto) và Majid Hosseini (Iran/Kayserispor). 

Để dẫn dắt đội hình tiêu biểu kể trên, IFFHS đã điền tên chiến lược gia kỳ cựu Leonardo Jardim, người góp công lớn giúp Al Hilal (Saudi Arabia) giành chức vô địch AFC Champions League 2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khói thuốc lá, thuốc lá điện tử ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh: ITN)

Áp dụng 'kế' hay, chia tay khói thuốc

GD&TĐ - Để cai thuốc lá và thuốc lá điện tử hiệu quả, cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố quan trọng: nỗ lực cá nhân và sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Lớp tiểu học tại TPHCM năm học 2017 - 2018. Ảnh tư liệu: Mạnh Tùng

'Hổng dám đâu, em còn phải học bài'

GD&TĐ - Với mục tiêu đưa tất cả trẻ em đến trường, TPHCM đã triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1995, mở ra cơ hội học tập cho những em có hoàn cảnh khó khăn.