SA-22 bắn rơi sát thủ diệt radar HARM

GD&TĐ -Hệ thống phòng không Nga vừa ngăn chặn thành công cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào loạt mục tiêu tại Zaporozhye, Kherson.

SA-22 bắn rơi sát thủ diệt radar HARM

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/1, lưới lửa phòng không đa tầng của Nga đã đánh chặn toàn bộ đạn phản lực Vilkha, Uragan và HIMARS ở Zaporozhye và Kherson, đồng thời bắn hạ ít nhất một tên lửa diệt radar HARM cũng tại khu vực này.

"Bảy đạn phản lực của các hệ thống phóng loạt Alder, Uragan và HIMARS đã bị đánh chặn tại các khu vực định cư Kremennaya ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk, Kuibyshevo, Valeryanovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Novouspenovka ở Vùng Zaporozhye và Chaplynka ở Vùng Kherson", thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Vũ khí chủ lực thực hiện thành công cuộc đánh chặn là hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 (NATO định danh là SA-22), trong khi mục tiêu bị hạ được đặc biệt chú ý là tên lửa diệt radar AGM-88 HARM nằm trong lô vũ khí Mỹ chuyển cho Không quân Ukraine hồi tháng 8/2022.

"Chúng tôi sẽ cung cấp thêm tên lửa diệt radar AGM-88 HARM. Quân đội Ukraine đã tích hợp loại vũ khí vào máy bay trong biên chế và triển khai thành công, cho phép họ tìm kiếm và tiêu diệt các đài radar của Nga", Lầu Năm Góc cho biết trong thông báo hôm 19/8/2022.

HARM là một phần trong gói viện trợ quân sự 775 triệu USD sắp được Mỹ chuyển cho Ukraine. Đây là lần đầu giới chức Mỹ xác nhận Kiev sở hữu loại vũ khí này. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl cũng thông báo nước này đã cung cấp tên lửa diệt radar cho Ukraine, nhưng không tiết lộ chủng loại.

"Không quân Ukraine đã tích hợp thành công tên lửa HARM phương Tây cho các tiêm kích MiG-29 trong biên chế. Chúng tôi từng đánh giá điều này khả thi về mặt kỹ thuật và dựa vào đó để cung cấp vũ khí cho họ", ông Colin Kahl nói.

Tên lửa AGM-88 HARM được thiết kế để bám theo chùm sóng bức xạ từ các đài radar mặt đất. Nó được phát triển để thay thế tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-78 SARM, bắt đầu biên chế trong quân đội Mỹ từ năm 1985. Mỗi quả đạn AGM-88 nguyên bản có giá 284.000 USD, mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 66 kg, đạt tầm bắn 110 km và tốc độ tối đa gần 2.300km/h.

Phía Mỹ cho rằng HARM sẽ là công cụ quan trọng giúp Ukraine đối phó với lưới phòng không dày đặc được Nga triển khai trong chiến sự, hạn chế mối đe dọa đến máy bay của Kiev và cho phép họ hoạt động linh hoạt hơn so với trước đây.

"Sự xuất hiện của HARM là mối đe dọa không nhỏ với các tổ hợp phòng không Nga, đặc biệt là ở tiền tuyến. Nó sẽ hạn chế đáng kể thời gian chiến đấu và địa điểm triển khai tên lửa phòng không Nga, đồng thời cho phép chiến đấu cơ Ukraine săn tìm mục tiêu ở khoảng cách an toàn hơn", chuyên gia quân sự Mỹ Joseph Trevithick nói khi Kiev tiếp nhận HARM.

Pantsir-S1 đánh chặn HARM hồi cuối năm 2022.

Dù Mỹ rất tự tin vào khả năng săn và diệt radar của HARM nhưng qua thời gian thực chiến tại Ukraine từ tháng 8/2022, đã có ít nhất 3 lần dòng tên lửa này bị bắn hạ, trong khi đó chưa có ghi nhận từ phía Mỹ và Kiev về một tổ hợp radar Nga nào là "nạn nhân" của HARM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chung cư Độc Lập ám khói đen sau đám cháy. (Ảnh: Phúc Uyên)

Cháy chung cư ở TPHCM, 8 người chết

GD&TĐ - Lửa bùng lên ở chung cư Độc Lập, (đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TPHCM) khiến 8 người tử vong, trong đó có 2 trẻ em.

TS Đỗ Hữu Quyết bên hệ thống lọc nước do mình chế tạo. Ảnh: Hà An

Tiến sĩ khởi nghiệp với công nghệ lọc nước

GD&TĐ - Từng làm chuyên gia tại Khu Công nghệ cao TPHCM với thu nhập ổn định, TS Đỗ Hữu Quyết quyết định rời khối Nhà nước khởi nghiệp với công nghệ lọc nước để “trả nợ” nông dân miền Tây.