Những người bán chủ yếu là nữ sinh trung học. Mỗi lần bán trứng, nữ sinh được trả hàng chục ngàn nhân dân tệ. Người mua chủ yếu là các cặp vợ chồng vô sinh, thường là đã bị lừa điều trị bằng các loại thuốc trước đó.
Đại diện một người mua đã trả lời rằng: “Các cô gái mà chúng tôi nhắm đến khoảng 20 tuổi, đó là độ tuổi trứng của người phụ nữ tốt nhất”.
Việc lấy trứng cần được điều trị bằng thuốc và cả phẫu thuật trong ít nhất 20 ngày. Mỗi lần như vậy, người bán có thể kiếm được 30.000 – 100.000 nhân dân tệ (khoảng từ 102 - 342 triệu đồng) nếu thành công. Ngoài ra giá tiền còn tùy thuộc vào ngoại hình và học thức của người bán.
Pháp luật Trung Quốc nghiêm cấm hành vi mua bán trứng phụ nữ. Tuy nhiên lại cho phép phụ nữ hiến tặng trứng ba lần.
Các chuyên gia y tế cảnh báo về các rủi ro khi tiến hành hiến tặng trứng. “Việc hồi trứng cần phải tiêm một liều lượng thuốc nhất định để kích thích buồng trứng trước khi hoạt động.
Điều này có thể gây hại cho buồng trứng. Đối với phụ nữ trẻ, việc kích thích buồng trứng có thể gây chảy máu, hoại tử và vô sinh” – TS Suen Sik-hung, bác sĩ sản khoa, cho biết.
Tỷ lệ vô sinh tại Trung Quốc trong lứa tuổi sinh đẻ đã tăng từ 3% lên đến 12,5 – 15% vào năm 2009. Hơn 50 triệu người Trung Quốc bị chẩn đoán là vô sinh.
Một cặp vợ chồng Quảng Châu đã từng chi 1,2 triệu nhân dân tệ (hơn 4 tỉ đồng) cho việc sinh một bé trai. Số tiền bao gồm chi trả cho việc mua trứng, để thuê và nạo phá thai nếu thai nhi là con gái.
Theo Hiểu Minh, một giáo sư nghiên cứu tại Quảng Đông cho rằng, việc thiếu quy định và thông tin y tế có thể dẫn đến việc phụ nữ bán trứng lấy tiền: “Đây là không phải là điều mới ở Trung Quốc. Bây giờ, cơ thể con người đang trở thành một thứ hàng hóa. Rất khó để cấm các dịch vụ kinh doanh như đẻ thuê hay cấm sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản".
Thị trường chợ đen này đang phát triển mạnh và cần phải có một hệ thống quy pháp toàn diện giữa các cơ quan y tế, các chuyên gia cùng với Chính phủ. Nếu không, các hoạt động bấp hợp pháp, quyền phụ nữ và trẻ em cũng như sự mất cân bằng giới tính sẽ không bao giờ được giải quyết thỏa đáng”.