Rác... bổ

Bệnh nhân Nguyễn Văn H. (Đồng Nai) vừa phải vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mất nước, rối loạn nhịp tim và suy hô hấp.

Rác... bổ

Kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị ngộ độc cấp tính do dùng thuốc đông dược không rõ nguồn gốc. Hồi tháng 5, anh Phùng Văn N. (Bình Thuận) đến mua thuốc thấp khớp tại nhà lương y Phạm Minh T., sau khi uống, anh có biểu hiện co giật rất đáng sợ, may mà được bệnh viện cứu sống nhờ súc ruột giải độc. 

Không tin rằng thuốc đông y của mình bị nhiễm độc, lương y T. đã lấy loại thuốc ấy để uống thử, kết quả ông bị tử vong sau đó. 

Đã có lúc các bà mẹ vô cùng hốt hoảng khi nghe tin thuốc cam cho trẻ con chứa hàm lượng chì nguy hiểm. Trẻ đẻ ra mạnh khỏe bình thường nhưng vì thuốc cam mà bị “thiểu năng trí tuệ” thì đau xót quá. Thật ra bây giờ mới giật mình với đông dược là muộn rồi. 

Lâu nay bà con cứ tín nhiệm đông dược nhập từ Trung Quốc mà chẳng hay rằng có tới 60% mẫu thuốc không đạt chất lượng, thậm chí trong đó có 20% bị trộn rác như cát, xi-măng, tạp chất lạ. Còn chuyện thuốc bắc được sấy bằng lưu huỳnh cho... đẹp mắt thì xưa như trái đất rồi. 

Vị Phó Chủ tịch Hội Đông y TP.HCM đã lắc đầu chán nản: “Để khẳng định được dược liệu sạch hay là rác, chính các thầy thuốc cũng không thể phân biệt được. Cũng vì khó kiểm soát thuốc đông y nên chúng tôi rất “nhát tay” khi bốc thuốc”. 

Theo các bác sĩ, việc cấp cứu ngộ độc đông y rất khó vì chưa có thuốc giải độc. Sợ nhất là đông dược chống mối mọt bằng thuốc trừ sâu. Lúc này bác sĩ chỉ biết theo dõi, điều trị thương tổn bằng cách tẩy chất độc trong dạ dày mà thôi.

Hiện mỗi năm nhu cầu sử dụng đông dược của VN khoảng 7.000 tấn, trong đó dược liệu nhập từ Trung Quốc chiếm hơn 80%. Điều đó có nghĩa là dân ta đã tốn công đun đun, sắc sắc cỡ 1.000

Theo TTC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ